Khoảng cách thế hệ có tạo ra một cuộc chiến?


Khi cuộc sống ngày càng hiện đại, công nghệ 4.0 đang dần len lỏi vào trong  mọi ngóc ngách của cuộc sống thì khoảng cách thế hệ ngày một rõ rệt. Khi những người đi trước phải tiếp nhận cái mới. Còn lớp trẻ đi sau lại phải học cách giữ gìn những giá trị truyền thống. Khi sự khác biệt trong tư duy và lối sống giữa các thế hệ không thể đồng nhất, liệu có cuộc chiến nào xảy ra?

Khoảng cách thế hệ thật sự là gì?

Nhìn vào lịch sử, tổ tiên của người Việt Nam đã xuất hiện từ hàng trăm nghìn năm trước, từ thời nguyên thuỷ với sự xuất hiện của các công cụ đồ đá thô sơ đến thời kỳ phong kiến với sự hình thành của các quy định pháp luật và chế độ quân chủ. 

Vậy tại sao phải nhìn vào lịch sử để biết thế nào là khoảng cách thế hệ? Bởi vì sự phát triển giữa các thời kỳ, các triều đại. Hay thậm chí là giữa các năm đã tạo ra sự khác biệt. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Văn hoá Việt Nam – Giới trẻ có còn thực sự để tâm

Và chính những khác biệt này tạo nên khoảng cách giữa các thế hệ. Khoảng cách giữa các thế hệ xuất hiện do có sự cách biệt và khác biệt từ lối sống đến cách tư duy của các thế hệ sống trong gia đình, xã hội.

Chính sự khác biệt đã tạo ra khoảng cách thế hệ

Tại sao khoảng cách thế hệ có thể tạo nên một cuộc chiến?

Một vài vấn đề sau sẽ giúp chúng ta làm rõ là tại sao khoảng cách thế hệ lại có thể tạo nên một cuộc chiến.

Thay đổi quá nhanh

Công nghệ chiếm lĩnh đời sống làm cho các giá trị truyền thống ngày càng trở nên “tiện lợi” hơn. Lúc này những người đi trước sẽ cảm thấy choáng ngợp, họ lo lại sự thay đổi này có thể là biến chất các giá trị truyền thống tốt đẹp. Và khi “Truyền Thống” thay đổi liệu có còn là truyền thống?

Giới trẻ ưa chuộng cái mới và lạ

Khi sinh ra đã có sự xuất hiện của công nghệ. Giới trẻ xem công nghệ là “món trang sức trào lưu”. Họ liên tục tìm hiểu, khám phá và đồng thời biến công nghệ trở thành “cánh tay đắc lực” trong đời sống hàng ngày. 

Việc họ sử dụng và phụ thuộc vào nó khiến họ thấy thoải mái và tiện lợi. Không dừng lại ở đó, họ luôn muốn làm mới những cái cũ, khoác lên một chiếc áo cho những giá trị truyền thống. Họ cảm thấy cái cũ thì nên được thay thế.

Cái nào cũng đúng!

Với khoảng cách thế hệ thì trong đó mỗi một thế hệ đều có những trải nghiệm sống khác nhau. Thế nên việc khác biệt trong tư duy và lối sống là điều không thể tránh khỏi. Nhất là khi công nghệ dần chiếm lĩnh đời sống và xã hội ngày một phát triển. 

Khi bố mẹ chúng ta đã quen với việc tự tay làm mọi thì việc phải nhờ đến sự trợ giúp của máy móc và công nghệ lại là một trở ngại. Họ không hiểu “món trang sức trào lưu” mà giới trẻ ưa chuộng và ngại thay đổi. 

Trong khi đó giới trẻ lại khát cầu sự tiện lợi mà công nghệ mang đế. Và họ luôn muốn “biến tấu” mọi thứ thật mới mẻ. Là khi bố mẹ bạn không thể hiểu nổi tại sao bạn phải mua máy rửa bát trong khi bạn có thể tự rửa. Hay là áo dài truyền thống và những trang phục kín đáo mới là chuẩn mực cái của con gái. Chứ không phải váy body ôm cơ thể, cut-out táo bạo. 

Khi những giá trị truyền thống buộc phải đổi mới và những thứ mới buộc phải phát triển theo truyền thống. Nếu không tìm được điểm chung thì “chiến tranh” sẽ xảy ra.

Truyền thống và sự đổi mới có nên cùng tồn tại?

Khoảng cách thế hệ: Thấu hiểu và chấp nhận

Chúng ta phải hiểu rằng, để phát triển xã hội ngày một tiên tiến và hiện đại thì việc “đứng im” chính là thụt lùi. Xã hội bắt buộc phải phát triển. Việc thay đổi có thể sẽ triệt tiêu những hủ tục, những quan niệm lỗi thời. Đồng thời cũng tạo ra những tư duy mới, cái nhìn mới hợp thời đại. Và mang lại nhiều giá trị tốt hơn cho xã hội. 

Nhưng thay đổi cũng nên có giới hạn. Thay đổi như thế nào để phát triển nhưng tuyệt đối không thể mất đi những truyền thống và bản sắc dân tộc tốt đẹp. 

Vì truyền thống là tinh hoa trí tuệ được đúc kết từ cả một quá trình lịch sử dân tộc. Và nếu làm mất đi truyền thống thì chính là làm mất linh hồn của dân tộc. Khi đã thấu hiểu chúng ta sẽ biết phải chấp nhận. Chấp nhận phải thay đổi. Chấp nhận phải bảo lưu và gìn giữ. 

Khoảng cách giữa các thế hệ thực chất không thể tạo nên cuộc chiến nào. Nếu như có sự thấu hiểu và chấp nhận giữa các thế hệ. Sự khác biệt có thể tạo ra khoảng cách giữa các thế hệ. Nhưng thấu hiểu lại là sợi dây kết nối chúng lại. Việc chúng ta cần làm là chấp nhận để khoảng cách thế hệ không thể kìm hãm bước chân của “phát triển”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *