PR sản phẩm quá đà là khởi nguồn của sự thất bại trong truyền thông sản phẩm.


Công nghệ ngày càng phát triển, kinh doanh online nổi trội. Để tiếp cận sản phẩm đến người tiêu dùng các nhãn hàng đã sử dụng nhiều hình thức Marketing. Một trong số đó là PR sản phẩm. Thế nhưng rất ít người nhận ra ranh giới mong manh giữa việc đề cao sản phẩm và nói quá mức đến sai công dụng thực của sản phẩm. Điều đó dẫn đến hiện tượng PR sản phẩm quá đà. Người tiêu dùng bị phẫn nộ, thương hiệu mất uy tín. Nhiều công ty lâm vào khủng hoảng chao đảo vì bị kiện từ chính khách hàng của mình.

Bạn hiểu PR sản phẩm là gì?

PR là cụm từ viết tắt của Public relations – quan hệ công chúng. Đây là một trong những cách giúp công ty hoặc doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm đến với người tiêu dùng. Đưa những thông tin bổ ích, hấp dẫn tạo sự khách quan và đáng tin cậy cho sản phẩm. Từ đó thu hút sự quan tâm của khách hàng.

Public relations sản phẩm

Những sai lầm trong PR sản phẩm

PR sản phẩm thành công là xây dựng được hình tượng doanh nghiệp. Từ đó làm nổi bật những giá trị riêng, tiếp cận với người tiêu dùng. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy có quá nhiều hình thức PR sản phẩm đang gặp vấn đề. Không có sự khéo léo, quá phô trương dẫn đến nhiều ảnh hướng lớn cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Sai lầm lớn nhất dẫn đến PR sản phẩm thất bại

PR sản phẩm không đầy đủ, thiếu thông tin

Khi đưa sản phẩm ra ngoài không có đầy đủ thông tin rõ ràng từ đó có thể gây hiểu lầm rất lớn đến đối với người tiêu dùng. Có những người nhận PR sản phẩm chỉ đưa ra những thông tin có lợi cho sản phẩm thiếu tính tổng quan. Người tiêu dùng khó có thể nhận thức được hết thông tin từ sản phẩm. Không đánh giá được chất lượng sản phẩm có phù hợp đến bản thân hay không. Khi sử dụng xảy ra sự cố không chỉ ảnh hưởng đến khách hàng mà còn ảnh hưởng đến thương hiệu của công ty.

PR sản phẩm quá đà, quá phô trương

Sự phóng đại quá mức về sản phẩm, công ty không chỉ không giúp cho doanh nghiệp thành công mà còn phá hủy tất cả. Khách hàng khi thấy một chiến dịch PR sản phẩm phô trương sẽ tự nảy sinh nghi ngờ. Trong thời gian sử dụng sản phẩm không có hiệu quả như thông tin sản phẩm đã đưa ra làm mất niềm tin. Từ đó khách hàng không còn tin tưởng và trung thành với dòng sản phẩm này nữa. Công ty, doanh nghiệp mất đi lượng khách hàng tiềm năng. 

Bài học từ Bphone “Cái giá của việc PR quá đà”

Bphone là chiếc điện thoại thông minh đầu tiên của người Việt. Được ra mắt tại trung tâm hội nghị quốc gia Hà Nội. Sau khi ra mắt không lâu ngoài nhận được sự hưởng ứng từ khách hàng trong nước và nước ngoài. Bphone cũng đã nhận được một lượng lớn “gạch đá” từ cộng đồng mạng do PR sản phẩm quá đà. Vậy nguyên nhân gì đã dẫn đến điều đó?

Bphone – điện thoại minh xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam

Khởi nghiệp thất bại 

Đầu tiên phải nói đến kỹ thuật PR sản phẩm gây được tầm ảnh hưởng nhưng cũng chịu tác động rất lớn. Bphone được ra mắt lần đầu tại triển lãm công nghệ CES 2015 với thông tin mà nhãn hàng đưa ra: “… Bphone có kiểu dáng đẹp nhất nhì thế giới” Chỉ trong ngày đầu tiên ra mắt, các website, tờ báo, mạng truyền thông… liên tục đưa tin về sản phẩm. Tuy nhiên, khi nhận được sản phẩm thì đánh giá và phản hồi không được tích cực. Có hàng ngàn những lý do làm cho sản phẩm này vừa ra mắt đã bị “gạch đá”. Bphone “đạo nhạc chuông, chơi trò chơi bị lag, camera lấy nét là hình trên mạng…

Có thể chỉ trong một khoảng thời gian đầu đã không ngừng có những chỉ trích từ cộng đồng và chính người sử dụng. Đây một thất bại lớn của Bphone cũng là bài học sắc đá cho người người kinh doanh.

Con dao hai lưỡi khi PR sản phẩm.

Sự ra đời của Bphone có thể đã xảy ra nhiều hạn chế trong việc PR sản phẩm. Tuy nhiên dòng sản phẩm này cũng là điểm nhấn trong ngành công nghệ Việt Nam vào thời điểm đó. Với nhiều chiến lược khác nhau trên nhiều trang mạng truyền thông thu hút được lượng lớn khách hàng quan tâm. Bằng nhiều cách khác nhau như tuyên truyền sản phẩm “made in Việt Nam”, truyền tai nhau những ưu điểm tốt đẹp của sản phẩm…tầm ảnh hưởng của sản phẩm ngày càng vang xa.

Khi chiến dịch PR sản phẩm ngày càng khoa trương, có những lúc chính nhà sản xuất đã đưa ra những từ ngữ “thiếu khiêm tốn”. Đó cũng là mặt trái của truyền thông, là mầm mống tự hủy của sản phẩm. Việc lấy thương hiệu của Bphone so sánh với Apple gây tai hại trong chiến lượng quảng cáo Bphone. Hay tự nhận là “siêu phẩm” để đánh giá các thương hiệu khác đã gây lên làn sóng phản đối dữ dội. Vậy nên có thể nói “PR sản phẩm quá đà” đã để lại hậu quả to lớn cho chính thương hiệu sản phẩm đó.

Bài học quý báu rút ra được từ câu chuyện.

Từ câu chuyện trên chúng ta có thể rút ra được bài học từ việc PR sản phẩm. Để đẩy hoặc đưa một sản phẩm lên thu hút khách hàng là điều rất khó khăn. Phải đợi sau khi sản phẩm phân phối và có được những đánh giá khách quan từ người tiêu dùng. Cùng với đó là kết quả kinh doanh thực tế. Từ đó chúng ta mới có thể đánh giá được rằng chiến lược truyền thông có thành công hay thất bại. 

Cho dù kết quả như thế nào thì đây cũng là sản phẩm đánh dấu sự xuất hiện của điện thoại thông minh trong thị trường Việt Nam. Là bước đi khởi đầu cũng là bài học cho nhiều doanh nghiệp sau này.

Ý nghĩa cốt lõi của PR sản phẩm

Giá trị cốt lõi của PR sản phẩm để thành công

Suy cho cùng ý nghĩa cốt lõi của PR sản phẩm chính là cho đi để nhận lại. Một doanh  nghiệp muốn thành công trong sản phẩm của mình cần nhiều yếu tố. Yếu tố quan trọng nhất chính là cộng đồng. Khi doanh nghiệp làm việc dựa trên sự đóng góp của cộng đồng. Tìm hiểu từ những đánh giá khách quan nhất của khách hàng để triển khai chiến lược PR phù hợp. Không làm quá, nâng sản phẩm vượt xa chất lượng. Từ đó doanh nghiệp không chỉ tạo dựng được giá trị cho sản phẩm. Bên cạnh đó còn tạo ra được niềm tin từ khách hàng. Xây dựng thương hiệu và uy tín cao.

=>> Đọc thêm: 15 nguyên tắc vàng về phát triển bản thân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *