Đua đòi không đúng mực

“Tuổi trẻ” khoảng thời gian chứa đầy những kỷ niệm thời thành xuân. Là lứa tuổi đẹp nhất của đời người. Lứa tuổi tràn đầy sự nhiệt huyết, sáng tạo và đam mê. Nhưng cũng là giai đoạn dễ dàng bị mê hoặc bởi những cám dỗ của cuộc đời này nhất. Sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi học sinh dần mất đi và thay vào đó là sự học đòi những thói hư tật xấu. Đó chính là biểu hiện của sự đua đòi không đúng mực. 

Thói đua đòi được hình thành từ sự thay đổi của tâm lý

Mỗi người được sinh ra và lớn lên trong một môi trường sống hoàn toàn khác nhau. Sự trưởng thành và nhận thức được xây dựng dựa trên tình yêu của gia đình, các mối quan hệ xung quanh, môi trường sống xung quanh và kiến thức từ việc học tập. Vậy nên, khi các yếu tố được kể trên có tác động xấu đến cá nhân một ai đó. Tâm lý sẽ bị ảnh hưởng và tính cách con người cũng sẽ thay đổi.

Sử dụng chất cấm

Tuổi trẻ là lứa tuổi hay thử thách bản thân làm nhiều điều mới. Để một người quyết định sử dụng các chất kích thích có nhiều nguyên nhân, có thể là vì áp lực gia đình, bạn bè rủ rê hay tự bản thân muốn thử cảm giác mới. Cùng với tính cách nông nổi của tuổi trẻ mà ngày càng đua đòi theo bạn bè. Dẫn đến hiện tượng phê thuốc ở người trẻ xuất hiện tràn lan. Bởi họ không xem xét hậu quả của những hành động bốc đồng đó. 

Những cái tên tưởng chừng vô hại như đá, cỏ, bóng cười,… Những thứ gây ra hiện tượng ảo giác đang dần nuốt chửng những con người làm dụng nó. Cơ thể suy nhược, tinh thần bị ảnh hưởng nghiêm trọng và đôi khi còn có những hành động gây thương tích cho người khác.

dua-doi-khong-dung-muc
Chất cấm là thứ gây tổn hại thân thể nặng nề

Bên cạnh đó, vì giá cả của các chất gây nghiện rất cao và một khi đã nghiện thì không thể ngừng sử dụng nếu không được cai nghiện sớm. Một số thành phần vì không có tiền để mua chất kích thích mà đã hành động thiếu suy nghĩ bằng việc ăn cắp, cướp giật,… Chính vì thế mà tệ nạn xã hội ngày một tăng lên.

Phung phí tiền của 

Có lẽ sự đua đòi đồng trang lứa ở độ tuổi trưởng thành không còn lạ lẫm với chúng ta. Sự hơn thua, so sánh bản thân với người khác là vấn đề xuất hiện thường thấy ở bất kỳ nơi đâu. Nhưng thể hiện mình hơn người khi điều kiện gia đình không thể đáp ứng được nhu cầu mua sắm của bản thân là điều tệ nhất của việc hơn thua với người khác. Cha mẹ phải làm lụng vất vả để nuôi dưỡng chúng ta ăn học với mong muốn chúng ta có cuộc sống tốt hơn. Nhưng mấy ai hiểu được nỗi lòng của cha mẹ và phát triển bản thân mình theo hướng lành mạnh.

Để thể hiện bản thân, các bạn trẻ không ngại chi ra số tiền lớn để mua sắm những món đồ xa xỉ. “Nghiện đồ hiệu” một cụm từ không quá xa lạ với các bạn trẻ ngày nay. Có nhiều bạn trẻ hạn chế bữa ăn của mình chỉ để dành dụm tiền để mua sắm những món đồ hiệu. Chúng ta có quyền mua sắm, có quyền thể hiện bản thân nhưng cần phải nhớ sức khỏe là vàng. Nếu bạn không có sức khỏe bạn không thể làm được điều gì cả. 

Bên cạnh việc phung phí tiền của vào việc mua sắm. Tuổi trẻ ngày nay còn rất nhiều trò giải trí không lành mạnh như cá độ, đua xe tốc độ. Chỉ cần sơ suất một chút họ có thể mất tất cả. Nhưng số lượng giới trẻ tham gia vào những hoạt động đó lại chưa có dấu hiệu thiên giảm.

Nguồn gốc hình thành thói đua đòi 

Thói đua đòi ngày nay không chỉ xuất hiện ở những người trẻ sống trong cuộc sống giàu có mà ngay cả những học sinh nghèo cũng đòi đua theo thời đại.

dua-doi-khong-dung-muc
Thói đua đòi xuất hiện ở mọi tầng lớp trong xã hội

Lỗ hổng từ gia đình

Đối với những gia đình chiều chuộng con cái quá mức. Khi con cái làm sai nhưng không chỉ ra cái sai cho con biết. Lâu dần sẽ tạo ra cho con một suy nghĩ bản thân con luôn đúng và người khác sai. Con muốn cái gì cũng sẽ chiều theo ý con. Từ đó, hình thành nên những thói quen không tốt khi con cái quá lệ thuộc vào cha mẹ. Quen quá thì hoá nhờn, chiều quá thì sinh hư.  

Mặt khác, có những gia đình lại quá thờ ơ với con cái hay áp đặt con cái một cách quá mức. Không bao giờ chịu lắng nghe ý kiến của con. Khi con sai không cần biết lý do là gì mà chỉ biết trách mắng và làm tổn thương đến tâm lý của con. Nỗi ám ảnh, sợ hãi ngày một lớn dần sẽ thay đổi hoàn toàn tính cách của một con người vốn hiền lành.

Tác động xấu từ môi trường xung quanh

Cuộc sống này luôn đầy rẫy những cám dỗ. Bản thân không thể từ chối những cám dỗ bởi được bạn bè rủ rê cùng với việc thích được thể hiện bản thân, đẳng cấp của riêng mình. Họ đã đi vào con đường chơi bời, đua đòi không đúng mực.

>>>Đọc thêm: Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? – Đi tìm câu trả lời cho giá trị thật của tuổi trẻ

Thay đổi lối sống đua đòi không đúng mực

Suy cho cùng hậu quả của việc đua đòi không đúng mực nó không chỉ có ảnh hưởng xấu đến cá nhân người đua đòi mà cha mẹ của người đó cũng bị ảnh hưởng không kém. Hay ngừng việc tạo ra gánh nặng cho người khác. Thay vào đó, chúng ta nên thay đổi lối sống. Theo đuổi đam mê ước mơ. Mua những thứ cần thiết cho việc học tập và đam về của bạn.

Giữ vững lập trường

Đừng vì hơn thua bạn bè mà muốn làm bằng được những điều không cần thiết. Hãy làm những việc bạn cảm thấy nó có ích. Học một thói quen tốt cần rất nhiều thời gian nhưng theo một thói quen xấu lại rất dễ dàng. Cho nên, chúng ta cần bảo vệ bản thân tránh xa thói ăn chơi, đua đòi để trở thành một học sinh ngoan, có ích cho xã hội.

Gia đình cần thấu hiểu suy nghĩ của con cái hơn 

Đối với việc dạy dỗ con cái thì mỗi gia đình đều sẽ có một cách dạy con riêng biệt. Bất cứ bậc phụ huynh nào cũng đều mong muốn đem lại điều tốt nhất dành cho con. Nhưng phương pháp dạy con cần có nhu có cương. Đừng quá áp đặt suy nghĩ của cha mẹ lên con cái. Hãy để con được lựa chọn. Hãy lắng nghe và cùng con trao đổi ý kiến để có thể đạt được kết quả tốt nhất.

 

dua-doi-khong-dung-muc
Dạy dỗ con trẻ từ hành động của cha mẹ

Qua bài viết chỉ ra rằng, mỗi chúng ta cần nhận thức đúng và tránh xa thói xấu này, đừng dễ dàng bị bạn bè rủ rê, lôi kéo. Gia đình và nhà trường cũng phải thường xuyên quan tâm đến học sinh, con cái của mình để tránh con sa ngã, tránh đi sai đường để không đánh mất bản thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *