Có nên yêu đương ở tuổi học đường?

Tuổi học trò là lứa tuổi tươi đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi con người chúng ta. Đây là lứa tuổi dễ phát sinh suy nghĩ, những cảm xúc mới lớn của tuổi dậy thì. Điều này khiến các bạn trẻ rơi vào tình trạng yêu sớm. Vậy theo chúng ta, có nên yêu đương ở tuổi học đường? Để trả lời cho câu hỏi này, mời các độc giả cùng theo dõi bài viết của dangmylinh.com.

Điểm tích cực khi yêu đương ở tuổi học đường

Ai cũng muốn có một tuổi học sinh đáng nhớ trong đời. Nhiều người lựa chọn lưu lại kỉ niệm bằng những tình bạn đẹp. Nhiều người lựa chọn tạo cho mình những thành tích học tập đáng ghi nhớ. Cũng có những bạn chọn cho mình một mối tình khó phai. 

Yêu đương ở tuổi học đường không có gì xấu, nó tồn tại những mặt tích cực nhất định.

Có nên yêu đương ở tuổi học đường?

Giúp nhau cùng tiến bộ

Nếu biết sắp xếp thời gian thì tình yêu sẽ giúp các bạn tiến bộ hơn trong học tập. Không ít những bạn nam ham chơi, lười học khi có một bạn nữ bên cạnh sẽ cảm thấy có động lực. Khi có động lực thúc đẩy, việc học hành sẽ tiến bộ rất nhanh. Còn gì tuyệt vời hơn khi có người yêu bên cạnh cùng nhau cố gắng. 

Cùng nhau bước vào trường đại học mơ ước là nỗ lực đáng trân trọng của các cặp đôi “gà bông” hiện nay.

Yêu đương ở tuổi học đường sẽ giúp nhau cùng học tập tiến bộ

Trưởng thành hơn trong cuộc sống

Khi ở trong một mối tình con người ta sẽ trưởng thành hơn trong suy nghĩ. Tình yêu giúp ta biết thế nào là yêu thương, nhường nhịn. Tình yêu còn giúp ta có ý thức hoàn thiện bản thân. 

Khi yêu, ai cũng muốn mình hoàn hảo trong mắt người thương. Dần dần, những điểm hạn chế của bản thân sẽ ngày một được khắc phục. Sau một mối tình con người ta sẽ trở thành một phiên bản tốt đẹp hơn.

Yêu đương ở tuổi học đường đem đến những hồi ức đẹp

Người ta nói thanh xuân là chuyến tàu một đi không trở lại. Thời học sinh có một mối tình đầu khó phai thì còn gì tuyệt hơn. Sau này chúng ta có thể có nhiều mối tình khác nhau, ở những độ tuổi khác nhau. Nhưng có lẽ, mối tình trong trẻo, hồn nhiên nhất chắc là mối tình tuổi học trò. 

Khi trưởng thành rồi, hình ảnh chiếc áo dài trắng, nụ cười xinh hay cái gãi đầu ngô nghê của cậu bạn cùng bàn sẽ luôn in đậm trong ký ức chúng ta. Vậy nên, việc yêu đương ở tuổi học trò không có gì xấu cả. Điều này sẽ giúp chúng ta có những kỷ niệm đẹp kéo dài theo năm tháng.

 Kỷ niệm đẹp về tình yêu tuổi học trò

Những hệ lụy khi yêu đương ở tuổi học đường

Mặc dù việc yêu đương ở tuổi học sinh có rất nhiều điểm tích cực, song nó cũng tồn tại nhiều hạn chế nhất định. Thậm chí nhiều người còn cảm thấy, yêu đương tuổi học sinh – mất nhiều hơn được!

Học hành sa sút

Chắc hẳn các bạn ngạc nhiên lắm. Bởi như tôi vừa nói ở trên, điểm mạnh của yêu đương tuổi học trò là giúp nhau học hành tiến bộ. Tuy nhiên, đây cũng có thể trở thành nhược điểm của vấn đề này. Không phải bạn trẻ nào cũng đủ bản lĩnh để làm chủ bản thân. 

Việc rạch ròi thời gian giữa yêu đương và học tập rất khó. Phần lớn các bạn sẽ bị thời gian yêu đương làm sao nhãng việc học tập. Ngay cả lúc vui hay giận hờn, những cảm xúc đó sẽ làm ảnh hưởng tới việc học. 

Mang thai ngoài ý muốn

Đây là vấn đề nhạy cảm mà ít có phụ huynh nào dám đề cập trước mặt con cái. Tuy nhiên đây lại là vấn đề đáng báo động nhất. Rất nhiều trường hợp yêu đương ở tuổi học trò không chỉ dừng lại ở những tình cảm trong sáng. Đây là độ tuổi tò mò, hơn nữa lại chưa được trang bị kỹ càng về giáo dục giới tính. Hậu quả là xuất hiện những ông bố, bà mẹ “bất đắc dĩ”. 

Ngoài tệ nạn phá thai, việc sinh con trong độ tuổi đi học đang là vấn đề bất cập. Những bạn trẻ sẽ phải bỏ lỡ việc học hành. Tương lai trước mắt chỉ còn là một màu xám xịt.

Những hệ lụy khi yêu sớm ở tuổi học trò

Cảm xúc tiêu cực, bi quan

Tình yêu không phải lúc nào cũng như ý muốn của chúng ta. Việc cãi nhau, giận nhau sẽ khiến nhiều bạn trở nên bi quan, thiếu niềm tin vào cuộc sống. Không hiếm những trường hợp những bạn trẻ tìm tới cái chết để chứng minh tình yêu của mình.

Vậy nên hay không việc yêu đương ở tuổi học đường?

Như đã phân tích ở trên, yêu đương trong độ tuổi học trò tồn tại cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Tuy nhiên, việc gây ra tích cực hay tiêu cực là phụ thuộc vào bản thân các bạn. 

Việc quyết định yêu hay không yêu ở độ tuổi này cũng là phục thuộc và các bạn. Không thể ai ép chúng ta yêu hay không yêu một người. 

Sau khi đọc bài viết trên, các bạn học sinh đang có ý định yêu đương hãy cân nhắc thật kỹ. Có nên yêu đương ở tuổi học đường? Việc nào có lợi hơn, việc nào gây hại? Cuối cùng, chúc các bạn có một tuổi học trò thật rực rỡ!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *