Trầm cảm sau sinh – Đừng nên chủ quan!

Mỗi năm, hàng chục vụ việc đau lòng như mẹ giết con, tự tử sau sinh xảy ra rất nhiều. Nguyên nhân chính gây ra những bi kịch này đó chính là trầm cảm sau sinh. Chứng bệnh này ngày một được ghi nhận ở nhiều phụ nữ. Đây được xem là “kẻ giết người thầm lặng” khó nhận biết. Vậy nên, đừng nên chủ quan với chứng bệnh sau sinh này nhé!

Thế nào là trầm cảm sau khi sinh?

Trầm cảm sau khi sinh là một dạng bệnh lý xuất hiện sau khi sinh nở. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WTO, đây là một căn bệnh phổ biến nhất trên toàn thế giới. Chứng bệnh trầm cảm này có những dấu hiệu đặc trưng như buồn bã, chán nản, bi quan,… 

Ngoài ra, trầm cảm còn khiến phụ nữ mất ngủ, rối loạn tâm thần. Nếu không chữa trị kịp thời hậu quả sẽ khôn lường.

Trầm cảm sau khi sinh và những hệ lụy không lường mang lại

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm sau khi sinh

Đây là là hiện tượng phổ biến sau khi phụ nữ sinh con. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến căn bệnh này? Sau đây là một số nguyên nhân chính và chủ yếu.

Thay đổi cơ thể

Sau khi sinh con, cơ thể người mẹ sẽ có rất nhiều thay đổi rõ rệt. Cân nặng tăng vọt, lượng mỡ nhiều, da mặt xấu. Ngoại hình sau sinh đa số sẽ không còn như thời xuân thì. 

Việc cảm thấy bản thân trở nên xấu xí khiến các bà mẹ trở nên buồn rầu. Tâm lý sợ xấu, sợ chồng không còn yêu thương mình luôn bủa vây. Dần dần sự tự ti, mặc cảm sau sinh sẽ tích tụ gây ra chứng trầm cảm.

Cơ thể thay đổi sau sinh cũng là nguyên nhân gây nên bệnh trầm cảm

Tâm lý chưa sẵn sàng

Việc mang thai và sinh con cần phải chuẩn bị một tâm lý hết sức vững vàng. Bởi sau khi đứa trẻ chào đời sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề khác nhau. 

Cuộc sống trước đây sẽ hoàn toàn bị đảo lộn. Giờ giấc sinh hoạt thay đổi, mất ngủ do con quấy hay tài chính thiếu hụt đều có thể dẫn đến bệnh trầm cảm.

Trầm cảm sau khi sinh có thể do chưa sẵn sàng tâm lý sinh con

Yếu tố gia đình

Gia đình luôn là yếu tố then chốt trong mọi vấn đề. Các thành viên trong gia đình tâm lý, mẹ bỉm sữa cũng sẽ có cảm giác thoải mái. Việc bố mẹ chồng đặt nặng tâm lý đẻ con trai hay chồng vô tâm, hờ hững cũng đều có thể là yếu tố gây bệnh.

Sau sinh, phụ nữ có xu hướng suy nghĩ nhiều hơn. Nếu gia đình và người thân xung quanh không thấu hiểu thì rất dễ khiến cho họ bị trầm cảm.

Tiền sử bệnh trầm cảm

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra trầm cảm sau sinh. Nếu trước đó người bệnh đã có tiền sử bệnh trầm cảm thì khả năng cao sau sinh bệnh sẽ tái phát. Vì vậy người nhà cần hết sức lưu ý khi mẹ bầu là người có tiền sử bệnh.

>>> Xem thêm: https://dangmylinh.com/tram-cam-tuoi-hoc-duong/

Sinh con khi chưa đủ tuổi

Hiện nay, tình trạng sinh con khi đang ở tuổi vị thành niên xuất hiện rất nhiều. Hầu hết là những bạn trẻ chưa đủ chín chắn và hiểu biết. Việc những bà mẹ trẻ “bất đắc dĩ” sinh con ngoài ý muốn cũng là yếu tố gây nên bệnh trầm cảm. 

Hầu hết khi sinh con ở độ tuổi này sẽ bị mọi người dị nghị. Vấn đề học tập và tài chính cũng khiến những mẹ bỉm bị chi phối cảm xúc.

Sinh con từ những lỡ lầm

Hậu quả của căn bệnh này liệu có đáng sợ?

Trầm cảm không chỉ là loại bệnh tâm lý bình thường như bao người chủ quan. Nó còn gây ra những hệ lụy kinh khủng không ngờ tới. Trầm cảm sẽ khiến những bà mẹ bị suy kiệt tinh thần lẫn thể chất. Sức khỏe sau sinh vốn đã yếu nay càng suy yếu hơn. 

Ngoài ra, chứng bệnh trầm cảm xuất hiện sau sinh không chỉ ảnh hưởng tới mẹ mà còn tác động đến bé. Mẹ bị trầm cảm thường sẽ lạnh nhạt, thờ ơ với em bé. 

Tệ hơn, không ít trường hợp mẹ bị trầm cảm đã dùng cái chết là lựa chọn cuối cùng. Ý nghĩ tự sát và kết liễu cuộc đời cùng con luôn ám ảnh người bệnh.

Giải pháp cho chứng trầm cảm sau khi sinh

Như đã phân tích ở trên, chúng ta không nên chủ quan với trầm cảm, đặc biệt là phụ nữ sau sinh. Nếu những bạn mới sinh có những dấu hiệu của bệnh trầm cảm, đừng quá lo lắng. Sau đây là một số giải pháp cụ thể giúp cải thiện trầm cảm sau khi sinh.

Điều trị tâm lý

Khi bị trầm cảm sau sinh, nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được khám và điều trị. Điều trị bằng dược lý và tâm lý, cùng chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ mau chóng giúp bệnh nhân khỏi bệnh.

Sự quan tâm của gia đình

Đây là bệnh tâm lý, vì vậy người nhà nên chú ý quan tâm, chăm sóc người bệnh. Không nên tạo cho người bệnh những áp lực làm ảnh hưởng tâm lý. 

Sự quan tâm của gia đình là liều thuốc tốt nhất cho chứng bệnh trầm cảm

Hạn chế tranh cãi, to tiếng với nhau. Đặc biệt là vai trò của người chồng. Khi vợ bị trầm cảm, người chồng nên thường xuyên bên cạnh động viên, khích lệ tinh thần.

Ngoài ra, người nhà nên chủ động chăm sóc em bé, phụ giúp mẹ bỉm. Không nên gây ra những áp lực về mặt tinh thần. Cố gắng tạo không khí thoải mái, dễ chịu nhất có thể.

Trầm cảm sau khi sinh luôn là vấn đề đáng báo động trên toàn thế giới. Để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, người thân nên cố gắng thông cảm và thấu hiểu cho phụ nữ sau khi sinh nở. Hãy giúp họ vượt qua giai đoạn khủng hoảng này một cách an toàn và hiệu quả!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *