“Đại học không lạc hướng” – Ánh sáng cho lối đi Đại học

Mỗi chúng ta ai đã đang và sẽ lựa chọn con đường Đại học đều có những ước mơ, hoài bão riêng. Nhưng đôi lúc bản thân lại thấy lạc lõng, chênh vênh bởi những khó khăn. “Đại học không lạc hướng” sẽ là giải pháp cho những vấn đề mà bạn gặp phải trên con đường Đại học. Quyển sách mang đến góc nhìn mới mẻ về cuộc sống, từng câu chuyện sẽ mang đến nhiều bài học thú vị để áp dụng vào thực tế. 

Quyển sách “Đại học không lạc hướng”

Lý Thượng Long – Nhà văn có sức ảnh hưởng

Lý Thượng Long là một nhà văn trẻ nổi tiếng người Trung Quốc. Ông được biết đến là tác giả có lượng sách bán ra “khủng” với hàng triệu cuốn. Ngoài ra, ông còn tham gia vào nhiều lĩnh vực như vai trò một đạo diễn, biên kịch đa tài.

Lý Thượng Long còn xuất sắc thành lập văn phòng điện ảnh mang tên Bộ Lạc Long Ảnh. Đồng thời là nhà sáng lập trang mạng Kaochong.com- web học và thi tiếng Anh trực tuyến tại Trung Quốc. Nếu nói về thành tích đạt được thì thật sự Lý Thượng Long phải khiến mọi người trầm trồ.

Đại học không lạc hướng
Tác giả Lý Thượng Long

Một số tác phẩm đã xuất bản như “Bạn chỉ tưởng là mình đang cố gắng”, “Không nỗ lực đừng tham vọng”. “Vươn lên hoặc bị đánh bại”,.. các tác phẩm đều mang đến một động lực và cảm hứng phát triển to lớn. 

Do đó, Lý Thượng Long đã được vinh danh là “Nhà văn có sức ảnh hưởng” năm 2015 trên dangdang.com. “10 nhân vật có sức ảnh hưởng lớn năm 2016’ trên Weibo cùng nhiều danh hiệu cao quý khác. 

Điểm thú vị về “Đại học không lạc hướng”

Dù bạn là ai, là những tân sinh viên đang háo hức bước chân vào giảng đường Đại học. Hay những cô cậu đang là sinh viên thì quyển sách “Đại học không lạc hướng” sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ.

Được xuất bản vào tháng 3/2019, là quyển sách được tác giả viết riêng cho sinh viên Đại học. Quyển sách giúp định hướng tương lai, xác định mục tiêu đúng đắn để có một khoảng thời gian thanh xuân đáng nhớ.

Ý nghĩa thực sự của khoảng thời gian Đại học

Mọi người đều tâm niệm tuổi trẻ ai mà không hoang mang, lạc hướng trên bước đường Đại học. Tuy nhiên, tác giả cho rằng người thành công thì đều có mục tiêu cụ thể dù ở bất kì thời điểm nào. 

Khi bản thân biết xác định, tính toán trước nên làm gì không những ta không hoang mang, lo sợ. Thay vào đó, ta còn biết cách tận hưởng khoảng thời gian thanh xuân ý nghĩa trong đời. 

Quyển sách được chia thành 5 phần, dài 289 trang chia sẻ về những câu chuyện sinh viên thường gặp phải. Những bài học ý nghĩa mang đến góc nhìn về nhiều vấn đề nên rất dễ vận dụng. Tác giả đặt ra 5 câu hỏi tượng trưng cho năm phần. Mỗi phần sẽ được giải đáp theo từng chủ đề giúp bạn đọc dễ dàng nắm bắt.

  • Nếu ngày mai là ngày cuối cùng trong đời bạn có hối hận không
  • Bằng cấp đại học có giúp ích được không
  • Có nên tham gia các câu lạc bộ không?
  • Học trường bình thường làm sao để nổi bật?
  • Tình yêu thời Đại học có nên hay không?

Những bài học đắt giá của “Đại học không lạc hướng”

Chúng ta thường tạo cho chính mình một điểm dừng và hài lòng với những gì mình đang có. Khi bạn có suy nghĩ an phận bạn sẽ tự tạo rào cản chính mình. Điều đó khiến bản thân không thể bước đến những trải nghiệm và cơ hội mới. Dưới đây là những bài học giúp chúng ta có cái nhìn mới mẻ hơn về con đường Đại học. 

Bạn đã nỗ lực thực sự cho tuổi trẻ? 

Tuổi trẻ là khoảng thời gian tươi đẹp mà mỗi người chỉ trải qua một lần trong đời. Đây là giai đoạn chúng ta nhiệt huyết và năng lượng nhất để vượt qua khó khăn cuộc sống. Do đó, lựa chọn con đường Đại học để tiếp tục ước mơ, tích lũy kiến thức chính là một cơ hội cho bản thân. 

Trong những năm tháng Đại học, bạn phải nỗ lực hết mình cho tuổi trẻ. Bởi đây là giai đoạn chúng ta phải đối mặt với những thử thách và cần nhiều trải nghiệm. Đánh đổi với những khó khăn, thử thách và rồi chúng ta sẽ gặt hái được mục tiêu, ước mơ. 

Đại học không lạc hướng
Bạn đã nổ lực đủ chưa

Năm tháng Đại học ấy dù có khó khăn đến mấy thì cũng là bài học và hành trang sau này. Hãy nghĩ đến những nỗ lực và cố gắng khi được đền đáp thì mọi thử thách kia sẽ là kỷ niệm đáng nhớ.

Chúng ta đã nỗ lực đủ chưa hay đấy chỉ là những ảo tưởng? Hãy nhớ rằng người bỏ cuộc mới chính là những người thất bại. Chỉ cần bản thân luôn luôn học hỏi, cố gắng thì mọi khó khăn đều cũng sẽ có thể vượt qua. Ngược lại, bạn chỉ thật sự hối hận khi bản thân chưa nỗ lực hết mình mà thôi. 

Bằng cấp có phải là con đường duy nhất đến thành công?

“Đại học không lạc hướng” cho rằng bằng cấp không phải đích đến cuối cùng. Nhưng đây là một điều cơ bản và tối thiểu để đo lường năng lực của bạn trong cuộc sống. Mặc dù bằng cấp là cơ bản nhưng nó không phải là con đường duy nhất. Bởi đối với những người thật sự có năng lực thì bằng cấp đối với họ không còn quan trọng.

Bằng cấp có phải là con đường duy nhất đến thành công

Thực tế cho thấy, ngày càng nhiều nhà tuyển dụng đòi hỏi bằng cấp là một điều kiện cơ bản. Đó chính là cái tối thiểu là bạn có thể chứng minh bản thân. Steve Jobs cũng quan điểm “Có những người không bằng cấp vẫn thành công, nhưng chưa từng có ai không học mà lại thành công cả”

Tác giả Lý Thương Long đã thật sự thuyết phục người đọc bởi bằng cấp sẽ nói lên năng lực và giá trị của bạn. Bạn có thể không cần chúng trừ khi bạn có một năng lực để có thể thay thế hoàn toàn. Những nhà tuyển dụng không có thời gian để tìm hiểu một người như thế. Trừ khi bạn có đủ ưu tú để xóa nhòa đi giá trị của tấm bằng ấy. 

Điều cần làm trên giảng đường Đại học là phải thật nổi bật!

Đã qua rồi khoảng thời gian được bố mẹ, thầy cô kèm cặp mỗi khi đến lớp. Đại học chính là lúc bản thân phải thật sự nghiêm túc, tính tự giác, nỗ lực và chăm chỉ. Dù bạn học trong một ngôi trường nào thì cũng phải luyện tập cho mình những khả năng đó.

Hãy bỏ ngay suy nghĩ lựa chọn con đường Đại học là chỉ để vui, để thể hiện bản thân. “Đại học không lạc hướng” sẽ thay đổi tư duy an phận của hầu hết giới trẻ hiện nay. Điều quan trọng của Đại học chính là khiến bản thân dốc hết sức, đạt đến giới hạn cuối cùng.

Tác giả gửi gắm bài học thông qua quyển sách nhằm hướng chúng ta đến những mục tiêu to lớn. Bằng việc chịu khó học hỏi, biết cách sắp xếp thời gian hợp lý, tìm kiếm cơ hội. Đó cũng chính là những gì ta cần làm để có thể trở nên nổi bật ở giảng đường Đại học.

Chúng ta là những con người bình thường nhưng không có nghĩa ta phải sống một cuộc đời bình thường. Đại học là thời gian lý tưởng để tiếp thu và tích lũy kiến thức. Học từ trường học và lĩnh hội cả thông tin trên mạng xã hội. Rèn luyện không ngừng mới chính là chiếc chìa khóa đích thực. 

“Đại học không lạc hướng”: Đại học chính là những trải nghiệm

Đại học không chỉ gói gọn bằng việc đến lớp học rồi về, thay vào đó việc trải nghiệm và “va chạm” cuộc sống. Chẳng hạn đi làm thêm bằng cách lựa chọn thời điểm thích hợp để đi làm. Cần cân bằng được giữa việc học và đi làm để có những trải nghiệm tốt. 

Tác giả cho rằng nếu không trải qua 3 điều sau thì sẽ không còn ý nghĩa của 2 từ Đại học:

Đại học không lạc hướng
Đại học là trải nghiệm

Thứ nhất, “không trốn học thì không phải sinh viên giỏi!”. Có lẽ, quan điểm của ông đi ngược lại với số đông nhưng đây được hiểu là biết cách chọn lọc và đánh giá môn học theo khả năng của bản thân. Nếu ta biết cách lựa chọn môn học mình cần tập trung. Thì đó cũng là cách cho phép bản thân nghỉ ngơi, dành thời gian cho môn cần thiết. 

Thứ hai, tham gia các câu lạc bộ cũng là cách giúp ta học hỏi kiến thức và kinh nghiệm. Chẳng hạn việc tiếp thu từ các anh chị khóa trên mà trên lớp rất khó để trải nghiệm. Không những thế, việc gặp gỡ giao lưu giúp tăng kỹ năng mềm cần thiết, đồng thời mở rộng thêm các mối quan hệ.

Cuối cùng là có một mối tình thanh xuân, ai trong chúng ta cũng mong muốn mối tình đẹp thời sinh viên. Tình yêu không phải là chân ái cuộc đời nhưng nó lại là những kỷ niệm đáng nhớ. “Tình yêu khiến cả hai trở nên ưu tú mới là tình yêu đích thực”. 

=> Đọc thêm: Đi tìm câu trả lời cho giá trị thật của tuổi trẻ

Những trích dẫn hay đầy ý nghĩa của “Đại học không lạc hướng”

  • “Thế giới này căn bản không quan tâm bạn nỗ lực bao nhiêu, mà chỉ quan tâm bạn có thành tựu nào hay không, quan tâm đến hiệu quả của sự nỗ lực của bạn.”
  • “Muốn trở thành người ưu tú thì hãy học cách kết bạn với những người ưu tú.”
  • “Thế giới này biến đổi từng ngày, từng giờ, trong tương lai không xa, chúng ta không chỉ có nguy cơ bị các cao thủ cùng nghề thay thế, mà còn bị máy móc, trí tuệ nhân tạo thay thế, cho nên chỉ có học tập cả đời, đọc sách thật nhiều, luyện tập các kỹ năng, không ngừng tiến bộ mới không bị đào thải.”

Mỗi quan điểm của Lý Thượng Hải là một bài học đắt giá, chứa đựng ý nghĩa và bài học sâu sắc đến với độc giả. Đại học là khoảng thời gian đáng giá và đẹp nhất, điều chúng ta cần làm là phải xác định mục tiêu tương lai. Hơn hết là luôn nỗ lực “nâng cấp” bản thân trở thành phiên bản mới hơn của ngày hôm qua.

Đôi lời nhắn nhủ

“Đại học không lạc hướng” là một quyển sách rất đáng để đọc bởi giá trị sâu sắc và bài học cần thiết cho mỗi sinh viên trên giảng đường Đại học. Nội dung quyển sách không quá mới mẻ với vô số quyển sách cùng đề tài ngoài kia. Tuy nhiên, Lý Thương Long mang đến một tư duy hiện đại, phóng khoáng trong cách thuyết phục độc giả.

Cách viết gần gũi đan xen câu chuyện thực tế giúp chúng ta có góc nhìn khách quan hơn về môi trường Đại học. Đồng thời, đưa ra định hướng và xác định tương lai cho bản thân. Đây chính là quyển sách “gối đầu” giúp sinh viên có thể vượt qua những ngày tháng chông chênh, lạc lõng của quãng đường Đại học. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *