Con người ngày càng khám phá ra những vùng đất mới với những thành tựu công nghệ phát triển. 21 bài học cho thế kỷ 21 cho rằng đây là một kỷ nguyên rực rỡ của nền văn minh con người. Nơi tích hợp trí tuệ nhân tạo, máy móc có khả năng làm việc chuẩn xác đến mức choáng ngợp.
Đã bao giờ chúng ta đặt câu hỏi rằng sự phát triển nhanh chóng ấy sẽ mang đến mối đe dọa? Chúng ta cần làm gì, nhận thức ra sao về những cơ hội và thách thức trong thời đại hôm nay.
Contents
- Yuval Noah Harari – Nhà sử học cho đến giáo sư thông thái
- Điều thú vị về “21 bài học cho thế kỷ 21”
- Bài học ý nghĩa về thế kỷ 21 qua cuốn sách: “21 bài học cho thế kỷ 21”
- Chúng ta cần làm những gì cho thế kỷ 21?
- Điểm nổi bật của “21 bài học cho thế kỷ 21”
- Đôi dòng tâm sự qu cuốn sách: “21 bài học cho thế kỷ 21”
Yuval Noah Harari – Nhà sử học cho đến giáo sư thông thái
Yuval Noah Harari sinh ngày 24 tháng 2 năm 1976. Ông là một nhà sử học người Israel và là giáo sư Khoa Lịch sử tại Đại học Hebrew Jerusalem. Ông nổi tiếng với các cuốn sách bán chạy thế giới như Sapiens (2014), Homo Deus (2016). Bài viết của ông xoay quanh ý chí tự do, ý thức và trí thông minh và hạnh phúc.
Những quyển sách gần đây, ông đặc biệt nghiên cứu hậu quả của thế giới công nghệ sinh học tương lai. Ông còn quan tâm đến vấn đề xã hội. Với câu hỏi “Cho đến nay, đâu là những thách thức lớn nhất và những thay đổi quan trọng nhất? Chúng ta nên chú ý vào điều gì? Chúng ta nên dạy trẻ em điều gì?”. Tất cả câu trả lời sẽ được trả lời trong quyển sách “21 bài học cho thế kỷ 21”
=> Đọc thêm: Cách nhìn mới về giáo dục cho bé
Điều thú vị về “21 bài học cho thế kỷ 21”
Đây là quyển sách nêu ra thẳng thắn những vấn đề mà con người chúng ta ngày nay đang phải đối diện. Tất cả được nêu ra từng bài học sâu sắc có tầm ảnh hưởng nhất định đến tư duy, suy nghĩ.
Nội dung cuôn sách “21 bài học cho thế kỷ 21”
Quyển sách chia thành 21 chương, gồm 5 phần:
- Phần 1: Thách thức về công nghệ
- Phần 2: Thách thức về chính trị
- Phần 3: Tuyệt vọng và hy vọng
- Phần 3: Chân lý
- Phần 5: Khả năng phục hồi
Mở đầu quyển sách, tác giả đã khuyến khích người đọc nên đọc sách với tinh thần phản biện. Bởi vì không phải tất cả những quan điểm, lập luận của Yuval Noah Harari sẽ luôn đúng. Chính vì điều này khiến cá nhân mình càng phấn khích hơn với quyển sách.
21 bài học – 21 thử thách của nền văn minh hiện tại
Quay ngược về những thế kỷ trước đây, chúng ta mất hàng nghìn năm để khám phá ra lửa. Tiếp theo đó hàng nghìn để biết công cụ lao động bằng sắt. Sau đó biết đến công nghiệp, máy móc và đối mặt với các vấn đề lũ lụt, khí hậu, thời tiết.
Nhưng chúng ta chỉ mất hàng chục năm để phát minh ra trí tuệ nhân tạo AI. Công nghệ này có khả năng chiến thắng cả trí tuệ con người trong tất cả các lĩnh vực.
Điều chúng ta đang đối mặt là vấn đề mang tính cấp bách bởi nguy cơ hủy diệt mang tính toàn cầu, nguy cơ về bom nguyên tử, hạt nhân và biến đổi khí hậu nặng nề.
Bài học ý nghĩa về thế kỷ 21 qua cuốn sách: “21 bài học cho thế kỷ 21”
Đây sẽ là những bài học mang tính toàn cầu ảnh hưởng đến nhận thức của chúng ta. Ta cần có trách nhiệm hơn với cuộc sống và môi trường này.
Sự bùng nổ công nghệ trở thành mối đe dọa con người
Sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo có phải nguyên nhân dẫn đến sự thất nghiệp hàng loạt. Liệu rằng vài năm nữa công nghệ AI có thể xóa sổ một số công việc trên thế giới?
Tác giả cho rằng, vấn đề chính của trí tuệ nhân tạo AI chính là gia tăng bất bình đẳng giữa các quốc gia trên thế giới. Bởi một số quốc gia dẫn đầu và thống trị nền kinh tế AI tiên tiến.
Nơi đó sẽ có rất nhiều công việc mới cho ngành kỹ thuật phần mềm. Nhưng có thể sẽ không có việc làm cho công nhân dệt may và tài xế. Vậy thì họ sẽ làm gì? Chúng ta cần giải pháp như tạo mạng lưới an toàn toàn cầu để bảo vệ con người trước cú sốc AI.
Sẽ có lúc AI hiểu chúng ta hơn cả bản thân ta hiểu mình. Một ngày nào đó khi chúng ta buồn, chiếc điện thoại sẽ tự động cho ra danh sách bài hát theo chính tâm trạng.
Chúng ta bị thu hút, chú ý bởi các ứng dụng và dịch vụ miễn phí trên mạng xã hội. Nhưng chính những thông tin được cung cấp đó sẽ là một kho dữ liệu khổng lồ. Khi thu thập đủ dữ liệu, máy tính sẽ có khả năng tính toán phân tích hành vi, mong muốn, nỗi niềm của con người.
Mạng xã hội đang theo dõi và kiểm soát hành vi con người
Chúng ta đang dần bị ảnh hưởng rất nhiều bởi mạng xã hội. Đặc biệt là những thông tin lan tràn trên khắp mặt báo online. Chúng ta dần bị thao túng và mất kiểm soát bởi khối lượng thông tin thu thập.
Ta hình thành thói quen lướt Facebook, Instagram,.. bất kể thời gian rảnh để nắm bắt thông tin và trở thành người thời thượng. Tưởng chừng như cuộc sống sẽ tiện lợi hơn khi các thông tin đều dễ dàng có được bởi “Chuyện gì khó có Google lo”
Nhưng khi đã quá quen thuộc với sự dễ dàng đó, ta dần trở nên bị phụ thuộc. Ta bắt đầu “lười” tư duy, suy nghĩ điều đó khiến bộ não dần trở nên chậm chậm. Đây là lý do cho công nghệ ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu con người.
Chúng ta đang sống ở một thế giới hòa bình, thịnh vượng
Ngày này, ta cảm thấy an toàn bởi sự tiện lợi, hiện đại mà công nghệ mang lại. Cuộc sống như bình yên, đầy hòa bình và thịnh vượng. Liệu rằng chiến tranh hạt nhân xảy ra, chiến tranh sinh học bùng nổ thì còn người sẽ phải đối mặt như thế nào?
Biến đổi khí hậu và những hậu quả khôn lường khác sẽ xảy ra. Nếu như con người chúng ta chưa thật sự nhận thức rõ vấn đề của thời đại thế kỷ 21. Đó là những vấn đề đang hiện hữu và đang rất gần với ta hiện nay.
Khi chúng ta đòi hỏi quá nhiều về một cuộc sống tiện lợi, hiện đại vô hình chung ta quên mất rằng mình cần có trách nhiệm với xã hội. Đã có rất nhiều sự thay đổi trong thế kỷ hôm nay, điều chúng ta cần là luôn học hỏi và thích nghi một cách chọn lọc.
Chúng ta cần làm những gì cho thế kỷ 21?
Sự tăng trưởng kinh tế là nguyên nhân của ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu. Hơn hết là khủng hoảng nặng nề về môi trường sinh thái. Vậy đại dịch Covid vừa qua có phải là cuộc thanh lọc toàn cầu, sự gào thét của mẹ thiên nhiên.
Điều chúng ta cần làm hơn hết là có một nền tảng kiến thức vững chắc về nhận thức xã hội và môi trường. Con người tạo ra AI đồng nghĩa với việc ta cần kiểm soát được bộ máy công nghệ ấy.
Học tập là việc cả đời do đó không ngừng phát triển tư duy. Công nghệ và máy móc có thể tự động hóa, làm việc năng suất hơn con người. Nhưng chúng không thể thay thế hoàn toàn con người bởi chúng ta mới chính là người nắm giữ trí tuệ nhân loại.
>>> Đọc thêm: Một ngày còn sống là một ngày hạnh phúc
Điểm nổi bật của “21 bài học cho thế kỷ 21”
Tác giả Yuval Noah Harari đã rất xuất sắc khi biến một đề tài mang tính khô khan như chính trị, tôn giáo trở nên trực quan và cuốn hút. Điều nổi bật của ông chính là lối viết hài hước, giọng điệu châm biếm. Tạo cho người đọc sự giải trí và vừa có thể tiếp thu kiến thức.
Xuyên suốt quyển sách là những thách thức và cơ hội của con người trong chính xã hội ngày nay. Đồng thời đan xen những câu chuyện thực tế mang tính thuyết phục cao. Những kiến thức và hiểu biết trong các lĩnh vực tôn giáo, khoa học, chính trị đều được tác giả khắc họa chân thực.
Đôi dòng tâm sự qu cuốn sách: “21 bài học cho thế kỷ 21”
“21 bài học cho thế kỷ 21” đã thành công thể hiện câu chuyện thực tế mang tính cấp bách ngày nay. Những vấn đề đặt ra không quá phức tạp ngược lại mang ý nghĩa sâu sắc.
Lời khuyên cho mỗi chúng ta chính là nên trải nghiệm qua quyển sách “21 bài học”. Nó mang đến cái nhìn tổng quan về sự thay đổi của xã hội hiện tại và tương lai. Những điều chúng ta cần làm là để thích nghi với những thách thức và sự thay đổi đó.
Chúng ta sinh ra ở một thời đại văn minh, những kiến thức hiện tại chính là nguồn tài sản quý báu cho hành trình mai đây. Một xã hội hiện đại đòi hỏi con người tư duy về vấn đề xã hội. Hơn hết là cần trách nhiệm với nơi ta sinh sống. Chính vì thế hãy là người có trách nhiệm và tư duy sâu sâu cho chính bản thân và xã hội này.