Điều quan trọng không phải là giới tính, sắc tộc, tôn giáo, thiên hướng, hay địa vị xã hội của bạn. Những khó khăn mà chúng ta gặp phải trong thế giới này đều tương đồng. Và những bài học về nhà lãnh đạo để vượt qua những khó khăn. Từ đó rồi tiến lên phía trước để thay đổi bản thân và thế giới xung quanh. Cùng review về cuốn sách mà các nhà lãnh đạo hiện nay rất quan tâm: “Dọn giường đi rồi thay đổi thế giới”.
Contents
- Một số thông tin về tác giả “William H. McRaven”
- Cuốn sách “Dọn giường đi rồi thay đổi thế giới” dành cho nhà lãnh đạo
- Bắt đầu ngày mới với việc hoàn thành một nhiệm vụ cho nhà lãnh đạo
- Bạn không thể đi một mình
- Những khó khăn mà “William H. McRaven” cần phải vượt qua
- Trái tim mới là quan trọng
- Cuộc đời vốn không công bằng – Hãy cứ tiến lên!
- Thất bại có thể khiến bạn mạnh mẽ hơn
- Những cú đạp chân ngoại mục
- “Dọn giường đi rồi thay đổi thế giới”: Bạn phải dám làm
- Hãy chống lại những kẻ áp bức
- “Dọn giường đi rồi thay đổi thế giới”: Vượt lên nghịch cảnh
- Hãy trao cho mọi người hy vọng dành cho nhà lãnh đạo
- “ Dọn giường đi rồi thay đổi thế giới”: Đừng bao giờ bỏ cuộc
- Bài diễn văn truyền cảm hứng nhất thời đại
- Đôi lời nhắn nhủ qua cuốn sách: “Dọn giường đi rồi thay đổi thế giới”
Một số thông tin về tác giả “William H. McRaven”
William H. McRaven là một cựu Đô đốc sinh năm 1955 tại bang North Carolina, tốt nghiệp Đại học Texas năm 1977 và gia nhập Hải quân sau đó.
Ông từng giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Đặc nhiệm Mỹ; ông cũng là Chỉ huy trưởng các nhiệm vụ: tiêu diệt Osama Bin Laden, bắt Saddam Hussein, giải cứu thuyền trưởng Phillips.
Ông nghỉ hưu năm 2014, sau 37 năm phục vụ quân đội. Từ tháng Một năm 2015 đến năm 2018, ông giữ cương vị hiệu trưởng trường Đại học Texas.
Ông từng giành vị trí á quân trong danh sách Nhân vật của năm do tạp chí Time bình chọn năm 2011. Năm 2012, William H. McRaven có tên trong tốp 10 chuyên gia chính sách ngoại giao. Và top 100 Nhà tư tưởng toàn cầu do tạp chí Foreign Policy bình chọn.
Cuốn sách “Dọn giường đi rồi thay đổi thế giới” dành cho nhà lãnh đạo
“Dọn giường đi rồi thay đổi thế giới” thuật lại bài diễn văn của tác giả tại lễ phát bằng cho các sinh viên sắp tốt nghiệp tại trường Đại học Texas ở Austin. Mười bài học được học từ khóa đào tạo SEAL của Hải quân đã góp phần định hình cuộc đời ông. Bằng những tính như sự kỷ luật cao, lòng can đảm. Họ là những người đã truyền cảm hứng cho nhà lãnh đạo trong suốt sự nghiệp của mình.
Xuyên suốt toàn bộ cuốn sách là 10 bài học khác nhau mà tác giả đã tích lũy được khi tham gia khóa huấn luyện SEAL. Một chương trình huấn luyện vô cùng hà khắc mà chỉ có 25% học viên tham gia có thể hoàn thành. 10 bài học này không chỉ giúp ông vượt qua mọi nhiệm vụ một cách xuất sắc. Mà còn giúp ông rất nhiều trong cuộc sống cũng như là sự nghiệp về sau.
Bắt đầu ngày mới với việc hoàn thành một nhiệm vụ cho nhà lãnh đạo
“Nếu bạn muốn thay đổi thế giới… hãy bắt đầu bằng việc dọn giường.”
Dọn giường là nhiệm vụ đầu tiên trong ngày
Các học viên phải đảm bảo giường và đồng phục của họ đạt chuẩn theo yêu cầu:
- Gối đặt chính giữa đầu giường và tạo thành một góc vuông chín mươi độ với cái chăn ở cuối giường,
- Các góc giường được gấp nếp ga phủ dưới đệm một cách ngay ngắn;
- Chiếc mũ tám cạnh cứng cáp và vuông vức
- Các li và quần thẳng hàng, đồng trên khóa thắt lưng sáng loáng như gương,
- Đôi bốt được đánh bóng đến mức nhìn thấy dấu vân tay của người huấn luyện.
Hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên trong ngày dù nhỏ bé nhưng sẽ đem lại cho bạn cảm giác phấn chấn cần thiết để bạn bắt đầu một ngày mới và mang lại cảm giác hài lòng để bạn kết thúc nó trọn vẹn. Cuộc đời này đầy những khó khăn và có những lúc bạn không thể làm gì nhiều để thay đổi kết quả một ngày của bạn, nhưng không gì có thể thay thế được sức mạnh và sự an ủi mà niềm tin mang lại, vậy nên, nếu bạn muốn thay đổi cuộc đời mình, và có lẽ là cả thế giới nữa – hãy bắt đầu bằng việc dọn giường.
Bạn không thể đi một mình
Trong giai đoạn đầu của khóa huấn luyện SEAL, các học viên được yêu cầu mang theo chiếc thuyền khi đi đến mọi nơi. Bảy người đàn ông bao gồm tác giả, chèo thuyền không ngừng nghỉ từ bắc xuống nam dọc theo bờ biển và qua những con sóng dữ. Thỉnh thoảng, một thủy thủ đoàn bị ốm hoặc bị thương, và không thể nỗ lực 100% sức lực thì các thành viên còn lại sẽ phải cố cả phần của người đó. Không chiến binh SEAL nào có thể một mình vượt qua trận chiến và nói rộng ra thì trong đời, bạn sẽ luôn cần có những người giúp mình vượt qua những thời điểm khó khăn.
Những khó khăn mà “William H. McRaven” cần phải vượt qua
Với ông William H. McRaven, trong suốt hai mươi lăm năm hoạt động trong các đội SEAL. Ông đã gặp không ít khó khăn, thậm chí có những sự cố đe dọa tới tính mạng:
- Va chạm giữa không trung trong một pha nhảy dù khác
- Không kiểm soát được việc hạ thấp của tàu ngầm mini
- Suýt rơi từ độ cao hàng trăm mét khỏi giàn khoan dầu
- Bị mắc kẹt trong một con tàu đang chìm
- Bom nổ sớm…
Nhưng mỗi lần như vậy, đều có ai đó bước tới giúp đỡ. Một người nào đó tin tưởng vào năng lực của ông. Một người nhìn thấy nơi ông thứ tiềm năng mà những người khác không thấy được. Một người đánh cược danh tiếng của mình để thúc đẩy sự nghiệp của ông thăng tiến. Bất cứ điều gì ông đạt được trong cuộc sống đều là nhờ những người đã giúp đỡ ông suốt dọc đường đời.
Bạn không thể chèo thuyền một mình. Kết bạn càng nhiều càng tốt và đừng bao giờ quên rằng thành công của bạn phụ thuộc vào người khác.
Trái tim mới là quan trọng
“Nếu bạn muốn thay đổi thế giới… hãy lấy trái tim làm thước đo con người.”
Tommy Norris là một người đàn ông với vẻ ngoài hơi gầy gò, gần như yếu ớt. Với một mái tóc đen vắt tai theo phong cách Beatles. Vào năm 1969, ông gần như đã bị loại khỏi khóa huấn luyện SEAL. Họ nói ông quá nhỏ, quá gầy và không đủ khỏe. Nhưng Norris đã chứng minh cho tất cả những người đó đã sai. Khẳng định điều quan trọng không phải là độ dài đôi chân nhái, mà là độ lớn trái tim bạn. Bằng cách trở thành người cuối cùng được trao Huân chương Danh dự SEAL trong chiến tranh Việt Nam và sau này trở thành Đại úy hải quân.
Cuộc đời vốn không công bằng – Hãy cứ tiến lên!
“Nếu bạn muốn thay đổi thế giới… hãy vượt qua việc làm một chiếc “bánh quy phủ đường” và dấn bước.”
Một lúc nào đó trong buổi luyện thể chất buổi sáng, tác giả đã “vi phạm một số quy tắc huấn luyện SEAL”. Hình phạt dành cho ông là nhảy vào vùng sóng xô bờ, lăn lộn trên cát và biến mình thành một cái “bánh quy phủ đường”.
Trong toàn bộ khóa huấn luyện SEAL, không có gì khó chịu hơn là làm một cái bánh quy phủ đường. Có rất nhiều thứ đau đớn và kiệt sức hơn, nhưng làm một cái bánh quy phủ đường thử thách sự kiên nhẫn và quyết tâm của bạn. Không chỉ vì bạn phải trải qua thời gian còn lại trong ngày. Với cát đầy trong cổ, dưới cánh tay, và giữa hai chân, mà còn vì việc trở thành một cái bánh quy đường hoàn toàn vô nghĩa.
Đối với nhiều học viên SEAL, điều này thật khó chấp nhận. Nhiều người cố gắng trở thành người giỏi nhất hy vọng để được khen thưởng. Đôi khi họ được khen thưởng thật, nhưng đôi khi điều duy nhất họ nhận được cho tất cả mọi nỗ lực là người ướt nhèm và dính đầy cát.
>>> Đọc thêm: Nếu Ngày Mai Không Bao Giờ Đến – Hãy Sống Cuộc Đời Tuyệt Vời Nhất Ngày Hôm Nay
Thất bại có thể khiến bạn mạnh mẽ hơn
“Nếu bạn muốn thay đổi thế giới… đừng sợ Rạp xiếc.”
Trong khóa huấn luyện SEAL, bạn bơi cùng là người đồng cam cộng khổ với bạn. Là đồng minh thân thiết nhất của bạn trong suốt quá trình đào tạo. Và nếu một trong hai người thất bại, cả hai sẽ phải vào Rạp xiếc.
Rạp xiếc diễn ra vào các buổi chiều sau buổi tập. Tức là thêm hai giờ tập calisthenics – phương pháp tập luyện không dùng các thiết bị hỗ trợ. Mà sử dụng chính trọng lượng cơ thể để tập luyện, tập trung. Các nhóm cơ lớn để rèn cơ bắp, sức bền và độ dẻo dai – kết hợp với sự hành hạ không ngừng của các cựu binh SEAL.
Nếu bạn không đạt tiêu chuẩn trong bất kỳ bài luyện tập nào trong ngày – calisthenics. Vượt chướng ngại vật, chạy tính giờ, hoặc bơi – tên bạn sẽ nằm trong danh sách. Nỗi đau tăng thêm khiến bạn kiệt sức. Vì luyện tập tăng cường và mệt đến mức ngày hôm sau sẽ tiếp tục không đạt tiêu chuẩn. Một Rạp xiếc khác lại đến và vòng xoay chết chóc bắt đầu. Trong mắt các huấn luyện viên, bạn là một thất bại.
Những cú đạp chân ngoại mục
Vì tác giả và đồng đội bơi cùng – Thiếu úy Marc Thomas về cuối trong buổi luyện bơi. Nên hai ông cùng với một số người khác bắt đầu chương trình Rạp xiếc sau khi hoàn thành các nhiệm trong ngày. Sau khi kết thúc hàng trăm cú đạp chân, hít đất, hít xà, gập bụng bài tập thể hình tám bước. Hai ông gần như không thể cử động nổi.
Rạp xiếc cứ tiếp diễn, và một điều khôi hài đã xảy ra. Hai người bơi tốt hơn và bắt đầu vượt lên. Cuối cùng trong buổi bơi trên biển lần cuối với chặng bơi 8km ngoài khơi đảo San Clemente. Hai người đã xuất sắc vượt qua bốn giờ bơi tê liệt, kiệt sức và suýt hạ thân nhiệt để trở thành cặp bơi đầu tiên về đích.
Trong cuộc sống, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều Rạp xiếc. Bạn sẽ phải trả giá cho những thất bạn của mình. Nhưng, nếu bạn bền gan vững chí, nếu bạn cho phép những thất bại đó dạy dỗ và rèn giũa bạn, thì bạn sẽ vượt qua được những khoảnh khắc khó khăn nhất của cuộc đời.
“Dọn giường đi rồi thay đổi thế giới”: Bạn phải dám làm
“Nếu bạn muốn thay đổi thế giới… hãy đối đầu với chướng ngại vật.”
Năm 2004, William đang ở Iraq. Khi ấy ông có nhiệm vụ giải cứu các con tin. Cách duy nhất có thể thành công là hạ cánh ba trực thăng Black Hawk xuống khu vực có tường rào bao kín ở ngoại ô Baghdad – nơi giam giữ con tin.
Đây là một sự lựa chọn liều lĩnh nhất từ trước tới giờ của ông. Nhưng vào thời điểm đó lại là phương án tốt nhất. William đã phê chuẩn nhiệm vụ ngay lập tức, ông im lặng dõi theo video giám sát. Bằng sự quyết tâm chấp nhận rủi ro, ông và các đồng đội của mình đã giải cứu được con tin. Canh bạc đã thành công.
Cuộc sống vốn là cuộc đấu tranh và nguy cơ thất bại luôn hiện hữu. Nhưng những người sống trong nỗi sợ hãi thất bại, khó khăn, hay hổ thẹn sẽ không bao giờ đạt đến tiềm năng của mình.
Nếu không đẩy lùi các giới hạn, nếu không thỉnh thoảng trượt người lao xuống sợi dây thừng. Nếu không dám liều lĩnh dấn thân, bạn sẽ không bao giờ biết điều gì thật sự khả thi trong cuộc sống của mình.
Hãy chống lại những kẻ áp bức
“Nếu bạn muốn thay đổi thế giới… đừng lùi bước trước đàn cá mập.”
Mọi kẻ áp bức đều như nhau; dù chúng ở trong sân trường, tại nơi làm việc. Hay đang cai trị một quốc gia thông qua khủng bố. Chúng phát triển nhờ nỗi sợ hãi và sự đe dọa. Những kẻ bắt nạt giành được quyền lực là bởi sự nhút nhát và yếu đuối trong trái tim con người.
Chúng như những con cá mập đánh hơi được nỗi sợ hãi trong làn nước. Chúng sẽ lởn vởn để xem con mồi có vật lộn hay không. Chúng sẽ thăm dò xem nạn nhân có yếu đuối không. Nếu bạn không có đủ can đảm để trụ vững, chúng sẽ tấn công.
Trong cuộc sống, để đạt được mục tiêu, để hoàn thành chặng bơi đêm, các bạn phải là những người có lòng can đảm lớn lao. Lòng can đảm đó có trong tất cả chúng ta. Hãy đào sâu, và bạn sẽ tìm thấy nó.
“Dọn giường đi rồi thay đổi thế giới”: Vượt lên nghịch cảnh
“Nếu bạn muốn thay đổi thế giới… hãy nỗ lực hết sức trong những thời khắc tăm tối nhất.”
Khi một người đặc nhiệm dày dạn của Lục quân bị giết ở Iraq. Người anh trai sinh đôi của anh ta đã đứng thẳng người, an ủi bạn bè của người lính đó. Giữ gia đinh lại với nhau và đảm bảo rằng người em trai đã mất sẽ tự hào về sức mạnh của mình trong khoảng thời gian cần thiết này.
Sự hy sinh anh dũng của người lính: Khi một người lính biệt động hy sinh được gửi về nhà ở Savannah, Georgia. Toàn bộ đơn vị, bộ đồng phục đẹp nhất đã diễu hành từ nhà thờ đến quán bar yêu thích của người lính ấy trên đường River. Trên suốt chặng đường, cả thị trấn Savannah túa ra chào tạm biệt người lính trẻ đã hy sinh anh dũng ở Afghanistan.
Một lúc nào đó, tất cả chúng ta đều sẽ phải đối diện với một khoảnh khắc tối tăm trong đời. Nếu không phải là sự ra đi của một người thân yêu. Điều gì đó có thể nghiền nát tinh thần bạn và để lại nỗi băn khoăn về tương lai của mình. Trong khoảnh khắc tối tăm đó. Hãy chạm tới đáy sâu thẳm tâm hồn và nỗ lực hết mình.
Hãy trao cho mọi người hy vọng dành cho nhà lãnh đạo
“Nếu bạn muốn thay đổi thế giới… hãy cất tiếng hát ngay cả khi bùn ngập đến cổ.”
Tuần Địa ngục là sự kiện quan trọng trong giai đoạn đầu của khóa huấn luyện SEAL. Đó là sáu ngày không ngủ với sự hành hạ không ngừng từ các huấn luyện viên. Mục đích của tuần Địa ngục là loại bỏ những người yếu đuối. Không đủ cứng cỏi để trở thành lính SEAL.
Đầu buổi chiều hôm đó, các học viên chèo thuyền cao su từ Coronado xuống vùng đầm lầy. Ngay sau khi đến nơi, chúng tôi được lệnh xuống bùn và bắt đầu một loạt các cuộc đua thử thách ý. Các cuộc đua diễn ra trong hàng giờ. Cho tới tận khi mặt trời lặn, nhiệt độ giảm, gió nổi lên khiến nhuệ khí giảm nhanh chóng.
Sự đau đơn của học viên
Một huấn luyện viên SEAL cố tình đi đến rìa đầm lầy. Rồi sau đó, mời mọc sự thoải mái cho các học viên đang đau đớn rằng có thể cùng đến chỗ ông ta và những huấn luyện viên khác. Họ ngồi thư giãn bên ngọn lửa với cà phê nóng và súp gà cho tới sáng. Tuy nhiên, điều kiện đi kèm là chỉ cần năm người bỏ cuộc, cả lớp có thể thoát khỏi nỗi khổ sở này.
Học viên bên cạnh William bắt đầu tiến về phía huấn luyện viên. Mặc cho ông níu kéo, anh ta vẫn tiếp tục tiến bước. Bỗng cất lên một giọng hát mệt mỏi, khàn khàn, đủ lớn để mọi người nghe thấy. Một giọng hát trở thành hai rồi ba và sau cùng tất cả mọi người đều hát. Người học viên kia quay lại bên cạnh tác giả, tay vòng quanh người ông và bắt đầu hát.
Sức mạnh đoàn kết làm nên tất cả
Sức mạnh của một người có thể đoàn kết cả tập thể. Sức mạnh của một người có thể truyền cảm hứng cho những người xung quanh, trao cho họ hy vọng. Hy vọng là sức mạnh lớn nhất trong vũ trụ.
Tất cả chúng ta, một ngày nào đó, sẽ thấy mình ngập trong bùn sâu đến tận cổ. Đó là lúc bạn cần cất cao tiếng hát, mỉm cười rạng rỡ để vực dậy những người xung quanh Và cho họ hy vọng rằng ngày mai sẽ là một ngày tươi sáng hơn.
“ Dọn giường đi rồi thay đổi thế giới”: Đừng bao giờ bỏ cuộc
“Nếu bạn muốn thay đổi thế giới… đừng bao giờ rung cái chuông ấy.”
150 học viên đứng trước một cái chuông lớn trong ngày đầu tiên của khóa học.
Huấn luyện viên nói vài lời về khóa học rằng:
Tất cả học viên sẽ trải qua khóa huấn luyện nặng nhất quân đội Hoa Kỳ trong sáu tháng. Ông ta đảm bảo rằng hầu hết mọi người đều không thể vượt qua được. Ông ta nhấn mạnh sẽ làm mọi thứ trong khả năng để khiến mọi người từ bỏ, sẽ hành hạ mọi người không chút thương tiếc.
Tất cả sẽ đau đớn: Cực kỳ, cực kỳ đau đớn. Ông nắm lấy cái chuông, kéo mạnh sợi dây thừng – một tiếng vang rền vọng khắp sân – nói rằng nếu có ai đó muốn bỏ cuộc thì có thể rung cái chuông ba lần. Sau đó ông nhìn xuống khu đất rải nhựa, nhắc nhở học viên nếu họ bỏ cuộc, họ sẽ hối hận suốt phần đời còn lại.
Sáu tháng sau, chỉ có ba mươi ba người dự lễ tốt nghiệp. Những người chọn cách dễ dàng, chắc chắn sẽ hối hận suốt phần đời còn lại.
Trong tất cả những bài học tác giả đã học trong khóa huấn luyện SEAL, đây là bài học quan trọng nhất. Không bao giờ bỏ cuộc: Bởi cuộc sống luôn tục đặt bạn vào những tình huống mà việc bỏ cuộc dường như dễ dàng hơn nhiều so với việc đi tiếp. Khi khó khăn chồng chất khó khăn thì việc từ bỏ có vẻ như là điều hợp lý. Nhưng bỏ cuộc không bao giờ khiến mọi thứ dễ dàng hơn.
Bài diễn văn truyền cảm hứng nhất thời đại
Ngày 17/5/ 2014, Cựu Đô đốc Hải quân William H. McRaven đã có buổi nói chuyện tại lễ trao bằng của ĐH Texas. Nó nhanh chóng được đánh giá là một trong những bài diễn văn truyền cảm hứng nhất thời đại. Với 11 triệu lượt xem trên Youtube.
Bài diễn văn đó là tổng hợp ngắn gọn 10 bài học quan trọng được ông trình bày cụ thể trong cuốn sách “Dọn giường đi rồi thay đổi thế giới”. Những điều ông đã học được trong suốt sự nghiệp làm một lính SEAL vĩ đại.
Đôi lời nhắn nhủ qua cuốn sách: “Dọn giường đi rồi thay đổi thế giới”
“Dọn giường đi rồi thay đổi thế giới” là một cuốn sách ngắn gọn. Ntóm lược 10 bài học quan trọng về nhà lãnh đạo và cốt yếu nhất trong cuộc sống. Đem đến cho người đọc một cái nhìn tích cực, một sự động viên, khích lệ những trái tim mỏng manh, yếu ớt.