“Để trở thành nhà văn” của Thu Giang – Nguyễn Duy Cần là một cuốn sách nhỏ, giản dị. Nhưng vô cùng sâu sắc về những vấn đề thiết yếu dành cho một nhà văn chân chính. Sách không nói về phương pháp cấu từ hay luyện văn. Mà tập trung vào việc trau dồi phẩm chất của người cầm bút.
Contents
- Về con người học giả Nguyễn Duy Cần
- Những điều giản dị về một nhà văn chân chính
- Viết những điều đáng để viết
- Nhà văn cần có nhân sinh quan vững vàng
- Nhà văn phải đọc sách thật nhiều
- Biết quan sát là bí quyết thành công để trở thành một nhà văn
- Chấp nhận hy sinh những chi tiết không cần thiết
- Hành văn sáng sửa, giản dị, tự nhiên
- Kiên trì luyện viết để trở thành một nhà văn
- Can đảm chấp nhận dư luận trái chiều về tác phẩm
- Một số tài liệu khác “Để trở thành một nhà văn”
- Lời kết cho cuốn sách “Để trở thành một nhà văn”
Về con người học giả Nguyễn Duy Cần
Nguyễn Duy Cần (1907-1998), hiệu Thu Giang, là một học giả, nhà văn, nhà biên khảo và trước tác kỳ cựu vào bậc nhất Việt Nam giữa thế kỷ XX.
Ông làm nghề viết sách, dạy học, lương y, nghiên cứu Đạo học, Kinh Dịch, với các biệt hiệu: Thu Giang, Hoàng Hạc, Bảo Quang Tử… Ông sống cùng thời với các học giả và nhà văn như: Nguyễn Hiến Lê, Giản Chi, Hoàng Xuân Việt, Phạm Cao Tùng…
Tác giả Thu Giang (Nguyễn Duy Cần) bắt đầu viết sách từ năm 1935. Đến nay, những cuốn sách mang giá trị vượt thời gian của ông vẫn được bạn đọc đủ mọi lứa tuổi đón nhận. Những tác phẩm của ông có độ sâu học thuật, kết đọng tinh hoa của triết học Đông phương.
Sách của Thu Giang không chỉ có sức ảnh hưởng lớn về mặt tư tưởng đến tầng lớp thanh niên trí thức thời bấy giờ. Những giá trị trong sách của ông, trải qua hàng thập kỷ vẫn rất hữu ích và đáng quý với con người đời sống hiện đại ngày nay.
Độc giả của ông, có hai nhóm cơ bản. Một nhóm là những người muốn tìm kiếm thông tin, kiến thức thông qua những trang sách uyên thâm. Một nhóm là những người vì ngưỡng mộ, trân trọng con người ông mà muốn học hỏi và rèn luyện lối sống.
Những điều giản dị về một nhà văn chân chính
Có thể có quan điểm cho rằng, để thành công với nghiệp viết, kỹ thuật ngôn từ, kỹ năng làm văn… mới thực quan trọng. Nhưng, trở thành nhà văn thôi chưa đủ, phải là một nhà văn chân chính.
Tác giả Thu Giang đã “tha thiết gửi gắm” trong cuốn sách những điều người theo nghiệp văn chương cần ý thức sâu sắc. Ông từng khẳng định trong cuốn “Cái dũng của thánh nhân”: “Văn chương là một món sản vật của tinh thần thuộc về phần thiêng liêng cao trọng nhất”.
Viết những điều đáng để viết
Nhà văn cần viết khi thực sự bị thôi thúc bởi những chuyện muốn nói, những giá trị muốn truyền đạt, lan tỏa. Nếu viết chỉ là việc tạo ra những con chữ không ý nghĩa thì “bất cứ người nào cũng có thể làm nhà văn”.
Những điều được viết xuất phát từ tâm can nên nhà văn phải thực sự thành thực với chính mình. Và có nghĩa là, nhà văn phải chân thành với tác phẩm của mình, với độc giả.
Nhiều khi, việc viết ra cũng là cách giúp nhà văn đối diện và giải tỏa với những ngang trái trong lòng. Các văn hào như Voltaire, Anatole France, Tolstoi… còn đối diện với cuộc tranh đấu mang tính thời đại, ở phạm vi xã hội và tín ngưỡng.
Nhà văn cần có nhân sinh quan vững vàng
Theo tác giả, nhà văn trước hết phải là nhà tư tưởng sâu sắc. Bởi nếu thiếu tư duy và kiến thức triết học căn bản, tác phẩm của một nhà văn sẽ không chịu nổi thử thách của thời gian.
Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất và cơ bản về con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan. Triết học luận giải những vấn đề về sự tồn tại, kiến thức, giá trị, lý trí, tâm trí và ngôn ngữ.
Có nhân sinh quan rõ rệt và vững vàng, tức là nhà văn đã có một bảng giá trị riêng về sự vật. Những gì được viết ra mới có thể thuyết phục độc giả. Sau đó thì mới có thể giá trí với xã hội, thời đại.
Nhà văn phải đọc sách thật nhiều
Đọc sách không chỉ giúp nhà văn có được hiểu biết và tầm nhìn rộng rãi. Đọc sách còn có thể giúp nảy sinh nhiều ý tưởng, khơi nguồn cảm hứng cho nhà văn.
Bản thân tác giả cũng là một người cả đời kiên trì học từ đọc sách mà thành. Ông duy trì việc đọc sách một cách nghiêm túc và kỷ luật.
Nguyễn Duy Cần từng thừa nhận: “Người biết đọc sách phải biết dành cho mình một buổi nào để đọc sách trong yên lặng và cô tịch… Suốt một đoạn đời từ 21 tuổi đến nay, tôi đã dành cho mỗi buổi tối ít nhất là hai giờ đồng hồ để đọc sách, khoảng từ 20 – 22 giờ, không bao giờ sai chạy”.
Biết quan sát là bí quyết thành công để trở thành một nhà văn
Sự quan sát tinh tường giúp người viết khám phá những khía cạnh đặc biệt về những gì sẽ viết. Sáng tác thành công không hẳn ở đề tài mới lạ mà chính ở những chi tiết mới lạ, sâu sắc trong những hiện tượng rất quen thuộc. Năng lực quan sát đòi hỏi sự rèn luyện và kiên trì.
Nhưng quan sát bề ngoài thôi chưa đủ. Như nhà văn Thạch Lam từng khẳng định: “Cần hơn là sự quan sát bề trong, khiến nghệ sĩ có thể hiểu được cái ý nghĩa giấu kín của sự vật, cái trạng thái tâm lý của một cử chỉ hay một lời nói”.
Chấp nhận hy sinh những chi tiết không cần thiết
Tác giả Nguyễn Duy Cần lấy hình ảnh người trồng nho. Để minh họa cho việc nhà văn muốn duy trì sinh lực cho tác phẩm của mình. Với người trồng nho, tỉa bớt những cành lá không cần thiết thường xuyên. Điều này sẽ giúp cánh chính trổ sinh nhiều trái đẹp.
Trong văn chương, những chi tiết dù hay, quý nhưng nếu không cần thiết. Chúng sẽ làm “bạc nhược” đi tác phẩm. Khi viết, để làm rõ các luận điểm chính. Việc trình bày các ý phụ không nên sa đà ra ngoài đề mà lạc trọng tâm.
>>> Đọc thêm: Sự kỳ diệu của nghệ thuật thôi miên bằng ngôn từ
Hành văn sáng sửa, giản dị, tự nhiên
Tác giả cho rằng, mỗi loại văn chương có một tính cách, văn phong riêng. Văn hay có thể vì súc tích, vì bóng bẩy nhẹ nhàng… Nhưng, cái chính yếu của văn hay luôn là câu văn sáng sủa. “Sáng sủa nhờ giản dị, và giản dị là nhờ tự nhiên”. Vẻ đẹp này của câu từ trong văn chương sẽ trái ngược. Điều đó nói lên rằng với vẻ đẹp kiểu cách của ngôn từ cầu kỳ được “đẽo gọt” quá mức.
Và rõ ràng, để dùng từ một cách tự nhiên, giản dị. Nhà văn phải là người có vốn từ tiếng Việt phong phú và vững. Dùng từ đúng là yếu tố quan trọng nhất để câu văn được sáng sủa. Từ điển sẽ luôn là một công cụ hữu ích để nhà văn củng cố vốn từ chuẩn mực.
Kiên trì luyện viết để trở thành một nhà văn
Để thành công trong bất cứ sự nghiệp nào cũng cần có sự kiên trì, bền bỉ rèn luyện. Đặc biệt với nghề văn, một người muốn thành nhà văn, cần phải thường xuyên luyện ngòi bút.
Việc luyện viết thường xuyên sẽ giúp người cầm bút rèn giũa tư duy, óc quan sát, năng lực câu từ… “Thiên tài chẳng qua cũng chỉ sự kiên nhẫn lâu ngày mà thành”. Điều này hẳn là một chân lý tất yếu nếu một người muốn đạt tới nghệ thuật trong văn chương.
Can đảm chấp nhận dư luận trái chiều về tác phẩm
Tác phẩm thực sự là đứa con tinh thần quý giá của một nhà văn. Khi tác phẩm ra mắt, nhà văn sẽ phải đối diện với dư luận của độc giả. Với những ý kiến ngược xuôi của các nhà phê bình.
Đây là chuyện thường tình và mọi nhà văn phải can đảm chấp nhận. Nhưng làm sao để nhà văn có thể vượt qua dư luận thường tình đó?
Thu Giang nhấn mạnh lại vấn đề cốt lõi của một tác phẩm. Đó là nhà văn cần “hết sức chân thành và tin tưởng những gì mình viết”. Và với niềm tin, sự thành thực ấy, người viết sẽ vững tâm trước những “mổ xẻ”, khen chê đối với tác phẩm.
Và nếu, lời chỉ trích của dư luận là đúng lý. Nhà văn cần xem đây là một cơ hội tốt để học thêm và sửa đổi.
Thêm nữa, một nhà văn can đảm không chỉ cần biết cách vượt qua những phê bình nghiệt ngã. Những “tán dương quá đáng” cũng có thể làm hại, làm niềm tin sai lạc thành ngộ nhận, tự mãn.
Một số tài liệu khác “Để trở thành một nhà văn”
Học giả Nguyễn Duy Cần thực sự đã mang đến cho chúng ta những điểm tựa quan trọng để trở thành nhà văn chân chính. Nếu cảm thấy tâm đắc với những điều lĩnh hội được từ cuốn sách. Bạn có thể tìm đọc thêm các tác phẩm tiêu biểu khác của Thu Giang.
Óc sáng suốt, Tôi tự học, Thuật tư tưởng, Tinh hoa Đạo học Đông phương. Hay nhập môn triết học Đông phương,… Các tác phẩm này sẽ rất hữu ích cho sự nghiệp văn chương và sự tự học mà bạn đang theo đuổi.
Tủ sách Thu Giang Nguyễn Duy Cần đã được NXB Trẻ chọn in lại từ năm 2011. 23 tựa sách của cụ sau khi xuất bản lại, đều được tái bản. Trong đó, có những quyển như Tôi tự học – đã tái bản lần thứ 20.
Theo NXB trẻ, tủ sách Thu Giang là tổng thể công trình văn hóa giáo dục của tác giả gửi đến bạn đọc. Vì vậy, các tựa sách trong mỗi bộ sách đều có mối quan hệ hữu cơ mật thiết và bổ sung kiến thức cho nhau.\
>>> Đọc thêm: Mới bước chân vào nghề viết content nên đọc cuốn sách này
Lời kết cho cuốn sách “Để trở thành một nhà văn”
Cũng như quan điểm về sự học nói chung, sự học để trở thành một nhà văn cốt yếu ở sự tự học. Sự nghiệp của tác giả Nguyễn Duy Cần vốn đã là một minh chứng cho thành công. Và gắn liền với “một đời tự học”. Thành công trong nghề văn không chỉ đòi hỏi sự rèn luyện trí lực, kỹ thuật câu từ. “Người cầm bút” còn cần rèn dũa tư tưởng, lối sống. Bằng chính cái Tâm chân chính để trở thành nhà văn thực sự.
THU TRANG