Áp lực phải trưởng thành, áp lực gia đình, áp lực công việc… mọi thứ đã và đang đè nén lên mỗi chúng ta. Có phải trong tất cả chúng ta kiềm chế việc nổi nóng là vô cùng khó khăn đúng không? Nhiều lúc bản thân nóng giận mà không biết lý do tại sao mình lại nổi nóng.
Giải pháp cho bạn đây! Cuốn sách “Nóng giận là bản năng, tĩnh lặng là bản lĩnh”. Cuốn sách đưa bạn về nơi thanh tịnh là cửa Phật thông qua những bài học, những câu chuyện nhân sinh của đại sư Hoằng Nhất. Đại sư sẽ dạy bạn một trong những điều khó nhất đó chính là buông bỏ. Cùng đi tìm hiểu nhé!
Contents
- Sự thật về tâm lý con người
- Một chút thông tin tác giả và cuốn sách “Nóng giận là bản năng, tĩnh lặng là bản lĩnh”
- Từ bỏ ham muốn, tu một trái tim thanh tịnh
- Hãy theo đuổi mục đích sống
- Tiết kiệm thực phẩm, y phục là vì trân trọng, không phải vì tiếc của
- Bình tĩnh ôn hòa mới có được nội tâm mạnh mẽ
- Buông bỏ, buông bỏ, càng buông bỏ, càng vui vẻ
- Tu tâm cho tốt thì đời thong dong
- Từ bỏ sự cố chấp mới có thể hạnh phúc đến gõ cửa
- Tốt với người khác, tâm hồn mới thật sự an nhiên
Sự thật về tâm lý con người
Thế giới nội tâm của chúng ta giống như trái đất không ngừng quay quanh các hành tinh khác. Ai ai cũng muốn tìm cho mình những nơi thanh tĩnh, tránh xa những xô bồ của cuộc sống, ồn ào tấp nập nơi đô thị phồn hoa. Nhưng khi gặp chuyện không vừa ý thì phản ứng đầu tiên của chúng ta là tức giận, nổi nóng.
Biểu hiện của nóng giận ở đa số mọi người
Rất nhiều trường hợp trong cuộc sống, khi mà nóng giận là tìm ngay một người để chút giận. Họ chút giận bằng cách “giận cá chém thớt”, văng những lời chửi rủa, nhục mạ đến đối phương.
Khi đang giận dữ mà ta có thể trút mọi bực tức vào kẻ gây ra nó thì chắc chắn chúng ta sẽ hả hê rất nhiều! Nhưng còn đối phương thì sao? Họ sẽ chẳng thể nào chấp nhận giọng điệu gay gắt và thái độ hằn học của ta.
Và rồi đến khi bình tĩnh lại thì chỉ còn lại là sự hối hận, day dứt. Liệu lời xin lỗi có cứu vãn được những gì chúng ta đã làm không?
Thoát khỏi bóng ma vô hình của giận dữ
Bạn có thể có vô vàn những lý do khác nhau để bao biện cho hành vi của mình. Nhưng nếu bạn không có một năng lực. Một năng lực giải quyết tình huống, bình tĩnh, khống chế cơn giận dữ từ sâu bên trong. Năng lực này sẽ kéo gần khoảng cách mọi người với bạn. Hãy yêu bản thân mình nhiều hơn, chăm sóc bản thân thật tốt là điều kiện quyết định cảm xúc của bạn.
Sự thông cảm, tình thương yêu và lòng trắc ẩn chính là phương cách tốt nhất giúp bạn nhận được sự đồng tình của tất cả mọi người.
Một chút thông tin tác giả và cuốn sách “Nóng giận là bản năng, tĩnh lặng là bản lĩnh”
“Nóng giận là bản năng tĩnh lặng là bản lĩnh” được viết bởi tác giả Tống Mặc, người dịch Hà Giang và được xuất bản tháng 1 năm 2019. Cuốn sách chưa đầy 300 trang được chia thành 9 phần, là tập hợp những lời tâm sự, những bài học trong cuộc đời của một vị đại sư Hoằng Nhất. Vị đại sư được mệnh danh là có tầm ảnh hưởng mạnh nhất trong Phật Giáo, nổi tiếng tinh thông kim cổ. Người đã buông bỏ mọi chấp niệm trên thế gian để bước vào cửa Phật.
Từ bỏ ham muốn, tu một trái tim thanh tịnh
Con người chúng ta ai ai cũng có ham muốn, có thể coi nó là bản năng của con người từ khi chào đời. Theo tháp tâm lý của Maslow, con người có 5 cấp độ nhu cầu: Nhu cầu thiết yếu như ăn, ngủ, nghỉ; muốn được an toàn; muốn được hòa hợp; muốn được tôn trọng; muốn được thể hiện bản thân. Cuộc sống vốn dĩ là vậy, hằng ngày cố gắng với mục tiêu đề ra với để có thể đáp ứng mong muốn, nhu cầu của mình.
Hãy theo đuổi mục đích sống
Theo đuổi mục đích của bản thân là điều đáng được tuyên dương, khen ngợi. Nhưng không hài lòng với những gì mình đang có là bản tính của con người. Do đó rất nhiều người trở nên cuồng công việc, chưa kịp tận hưởng niềm vui của sự thành công đã lao đầu vào công việc. Lâu dần chúng ta đẩy bản thân vào vòng xoáy, dần dà khiến chúng ta rơi vào cái bẫy mà ham muốn giăng sẵn, từng bước từng bước khống chế tâm trí và trói buộc tâm hồn ta.
Những người rơi vào tình trạng này rất dễ bị lay động, và rất dễ trở thành trò tiêu khiển của tiền bạc, danh lợi. Cuối cùng là bị đánh mất chính bản thân mình, đánh mất bản chất của ta. Đại sư Hoằng Nhất cho chúng ta một phương pháp “tĩnh”, đó chính là “Ít ham muốn thì tâm tĩnh lặng”.
Tiết kiệm thực phẩm, y phục là vì trân trọng, không phải vì tiếc của
Ở phần này, tác giả khuyên chúng ta:
- Biết đủ thường hài lòng, biết dừng thì dừng được
- Sống mà biết đủ là sung túc nhất;
- Mười phần phúc khí, chỉ hưởng ba phần;
- Mặn có cái vị của mặn, nhạt có cái lợi của hạt;
- Một hạt gạo, một bát cơm đâu có được dễ dàng và lao động chính là cách sống mà ông trời ban cho.
Bạn có đang nhàn hay không?
Cuộc sống có an nhàn hay không, không phụ thuộc vào đời sống vật chất xa hoa, hào nhoáng hay không. Mà lòng ta có yên vui hay không. Nếu có thể giống như đại sư Hoằng Nhất, trân trọng những gì mình có, không màng danh lợi cao xa, biết “thỏa mãn”, “trân trọng phúc khí” thì hạnh phúc sẽ luôn ở bên chúng ta.
Hãy thử một lần ngoảnh lại phía sau, có rất nhiều người khốn khổ hơn bạn rất nhiều. Biết được điều bạn đang có, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ hơn bao giờ hết
>>> Đọc thêm: Mới hơn hai mươi tuổi đừng sống hết cuộc đời
Bình tĩnh ôn hòa mới có được nội tâm mạnh mẽ
“Cầm đèn chạy trước ô tô” là điều không còn xa lạ với tất cả mọi người. Khi chưa làm xong việc này đã nhảy sang việc khác, tâm thái “nóng vội”. Nóng vội giống như một căn bệnh giết chết con đường đi đến thành công, con đường đến với mục tiêu.
Vì vậy, để có một nội tâm mạnh mẽ, luôn bình tĩnh ôn hòa đại sư đã chỉ điểm cho chúng ta một số điều sau:
1/ Nhẫn nhịn
Người xưa có câu “một điều nhịn chín điều lành”, nhẫn nhịn ở đây không phải là để cho bản thân dễ bị ức hiếp. Nhẫn nhịn là trong mọi tình huống không nóng vội, hấp tấp.
2/ Biết kiềm chế bản thân
Là khi chúng ta biết làm chủ cảm xúc của mình. Luôn cẩn trọng, không quá phấn khích khi gặp chuyện vui, không quá suy lụy khi gặp chuyện buồn. Kiềm chế bản thân là điều không hề dễ dàng cần được tôi luyện.
3/ Sống trọn vẹn
Chúng ta hãy cố gắng sống trọn vẹn nhất với những khoảnh khắc cuộc đời mà mình mong muốn,
Buông bỏ, buông bỏ, càng buông bỏ, càng vui vẻ
Cuốn sách “Nóng giận là bản năng tĩnh lặng là bản lĩnh” trang bị cho bạn cách để buông bỏ cũng như giải thoát cho bản thân. Buông bỏ một người không yêu mình, buông bỏ sự thù hận,… Hãy học cách buông bỏ những thứ không thuộc về mình. Thì bản thân mình sẽ thanh thản hơn rất nhiều. Chúng ta không thể nào vơ hết cả thế giới về mình được. Càng buông bỏ, càng vui vẻ! Hãy bỏ bớt gánh nặng dư thừa đang đè nén trên đôi vai bé nhỏ.
Tu tâm cho tốt thì đời thong dong
Bất cứ công việc, nghề nghiệp nào cũng cần phải tu tâm dù là quét rác, sửa xe hay chủ tập đoàn lớn. Có một tâm hồn an yên, thanh tịnh, làm thật nhiều việc tốt. Đời người quá ngắn để đến một ngày chúng ta hối hận thì cũng đã muộn màng. Luôn trân trọng từng giây từng phút trong cuộc sống này nhé!
>>> Đọc thêm: Đi tìm câu trả lời cho giá trị thật của tuổi trẻ
Từ bỏ sự cố chấp mới có thể hạnh phúc đến gõ cửa
Tác giả tâm sự:
“Đời người chỉ là quãng ngày gửi tạm chốn hồng trần, không có gì là không buông bỏ được; Phú quý cũng chỉ như sương trên lá”.
Bản tính chúng ta luôn tồn tại hình bóng vô hình của bản tính cố chấp quan điểm của riêng mình. Từ bỏ một số thứ giống như cơn gió thoảng qua cuốn trôi áp lực, stress của chúng ta bấy lâu nay.
Tôi biết buông bỏ là rất khó, giống như chúng ta thôi nghĩ về mối tình đầu sâu đậm. Nhưng khi bạn buông bỏ tất cả và hướng về phía trước. Rồi tìm cho mình những người để gửi gắm đoạn tình cảm. Bạn sẽ thấy cuộc sống ý nghĩa và yêu đời, hạnh phúc hơn bất cứ ai.
Tốt với người khác, tâm hồn mới thật sự an nhiên
Với triết lý sống “chịu thiệt là phúc”, luôn mang lòng biết ơn để có thêm năng lượng tích cực… Và ở phần cuối cùng “Hoa xuân khắp nơi, trăng sáng vằng vặc”. Tống Mặc khuyên chúng ta biết khiêm tốn thì mới không ngừng trưởng thành. Chạy theo cái hạnh phúc của người khác sẽ không bao giờ hạnh phúc.
Lời khuyên chân thành:
Với cuốn sách này, mỗi lần tôi đọc cảm thấy bản thân mình như đang du ngoạn tại Tây Thiên vậy. Mỗi lần áp lực học hành, công việc tôi lại dành ra 30 phút đọc để tâm mình tĩnh hơn. Không còn nổi nóng với mọi người, đặc biệt là gia đình tôi. Tuyệt vời hơn nếu bạn đọc xong kết hợp với thiền, hiệu quả khiến bạn ngạc nhiên đó!
“Nóng giận là bản năng, tĩnh lặng là bản lĩnh” là cuốn sách đọc chậm với văn phong nhẹ nhàng. Và giúp người đọc suy ngẫm và ngộ ra nhiều điều. Mỗi câu chuyện nhỏ là một bài học quý báu và chân thật về cuộc sống, con người.