Bạo lực học đường, cha mẹ nên làm gì?


Đừng xem nhẹ sự ngông cuồng của tuổi học trò. Những đứa trẻ ấy luôn cho bản thân mình là số một. Và ra sức bắt nạt những người yếu thế hơn mình. Chúng sẵn sàng chà đạp, nói ra những lời mạt sát người bạn cùng trang lứa. Sự sốc nổi đã gây ra biết bao lỗi lầm đau thương. Ngày nay, tệ nạn bạo lực học đường đang diễn ra ở khắp nơi. Bậc cha mẹ phải có những biện pháp phù hợp.

Bạo lực học đường đang ngày càng lan rộng

Hiện nay, vấn nạn bạo lực học đường đang dần phổ biến. Chúng xảy ra ở khắp nơi. Từ trường lớp cấp 2 đến cấp 3. Từ miền quê đến thành phố, từ vùng đồng bằng đến miền núi cao. Và điều đáng ngại là tệ nạn này không bao giờ chấm dứt. 

Bạo lực học đường
Tệ nạn này dần trở nên phổ biến

Trên các trang mạng xã hội, báo chí rầm rộ những vụ bạo lực xảy ra dưới các loại hình thức khác nhau. 

Chẳng hạn như một trường cấp 2. Sau khi tan học, một bạn nữ sinh đã bị cả bọn lôi ra cánh đồng vắng, bị chửi mắng thậm tệ, bị chà đạp lên thân thể ốm yếu ấy. Thậm chí, cô bé đó còn bị những đám côn đồ cùng lớp kia xé rách quần áo, lộ cả nội y. Đám côn đồ đó buông những lời cười nhạo và thậm chí quay cả clip. 

Không dừng lại ở đó, ngày hôm sau chúng tiếp tục lôi cô bé đó vào vệ sinh trong trường, dùng cả dao lam để đe dọa. Câu chuyện này sau đó cũng được lan truyền khắp nơi và mạng xã hội. 

Dù những kẻ bạo lực học đường ấy đã phải chịu tội. Nhưng nạn nhân đã sợ hãi và đau đớn biết bao nhiêu. Chúng gây ra cho nạn nhân không chỉ vết thương về thể xác mà còn về tinh thần. Nỗi ám ảnh ấy có thể sẽ đeo bám đến cả khi đứa trẻ trưởng thành. Là vết dao cứa vào tim mỗi khi nhắc lại.

Hậu quả để lại cho con trẻ

Bạo lực không chỉ để lại hậu quả cho những đứa trẻ bị bạo lực. Ngay cả đối với đứa trẻ chỉ đứng chứng kiến, nó cũng đem lại nỗi ám ảnh khó quên.

Đối với trẻ bị bạo hành

Nếu trẻ bị đánh đập vào cơ thể hoặc vùng đầu, điều này sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Trẻ vẫn còn đang trong quá trình phát triển, khi bị tác động vào vùng đầu có thể sẽ gây chấn thương não. Việc này gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tập trung, chú ý của trẻ. Về lâu dài, việc kiểm soát cảm xúc của trẻ cũng sẽ bị tác động. 

Nạn nhân của bạo lực thường bị trầy xước, bầm tím khắp cơ thể. Nghiêm trọng hơn là có thể bị gãy xương, khiến trẻ bị tàn tật sau này. Những vết thương ấy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, gây ra các bệnh tật không đáng có.

Bạo lực học đường gây ra chấn thương không chỉ về thể xác mà còn về mặt tâm lý. Khi trẻ sợ đến nỗi không kiểm soát được cảm xúc của bản thân. Trẻ có thể lạm dụng các chất kích thích. Hay tệ hơn là sẽ gây ra các bệnh về tim, hô hấp,… 

Khi một người trải qua tuổi thơ bị bạo lực học đường nghiêm trọng, liên tục. Họ sẽ càng có rủi ro mắc các bệnh gây ảnh hưởng sức khỏe, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và thể chất.

Bạo lực học đường
Gây ra những tổn thương về thể xác lẫn tinh thần

Đối với trẻ chứng kiến cuộc bạo lực

Khi chứng kiến những cuộc bạo lực của chính bạn bè mình. Đứa trẻ có thể cảm thấy tội lỗi và bất lực khi không thể ngăn chặn cũng như can thiệp. Chúng quá sợ hãi và không đủ can đảm để ngăn cuộc ẩu đả đó diễn ra. 

Chúng lo lắng rằng, nếu can thiệp vào thì chính bản thân mình cũng sẽ bị bắt nạt như vậy. Từ đó, dần hình thành sự sợ hãi và bị đe dọa trong trẻ. Não bộ cũng dần bị tổn thương, gây ra các ám ảnh tâm lý.

Bên cạnh đó, việc chứng kiến cuộc bạo lực cũng khiến niềm tin vào con người, cách nhìn nhận cuộc sống của chúng bị thay đổi. Những đứa trẻ ấy sẽ không còn tin vào những người bạn bè thật sự. Không tin thế giới này là nơi an toàn. Dần dần sẽ gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần.

Bạo lực học đường
Trẻ chứng kiến những cuộc bạo lực ấy cũng phải chịu nỗi ám ảnh

Bậc cha mẹ phải làm gì?

Cha mẹ cũng chỉ là người ngoài cuộc. Không nên đánh giá lũ trẻ ai đúng ai sai. Đặc biệt, đối với những đứa trẻ là nạn nhân của cuộc bạo lực, tuyệt đối không phán xét hay hạ thấp chúng.

Hiểu cho tâm lý của con trẻ

Phụ huynh cần hiểu tâm lý tuổi của con. Điều này sẽ giúp tiếp cận các thông tin dễ dàng hơn. Đừng dùng những câu hỏi: “Có gì phải kể bố mẹ ngay”. Hay “Có ai bắt nạt con hay không?”. 

Hãy thủ thỉ, tâm sự với con rằng: “Con hãy nhớ bố mẹ luôn bảo vệ và đứng về phía con”. Hay “Dạo này con có gì muốn kể với bố mẹ không?”

Nếu con chưa sẵn sàng kể, đừng bắt ép chúng. Lúc này chúng đang rất sợ sệt và rối trí. Không biết làm thế nào cả. Hãy kiên nhẫn và chờ đợi. Chờ đến lúc con trẻ sẵn sàng mở lòng và giãi bày mọi tâm sự cùng mình.

Bạo lực học đường
Hãy cùng con trò chuyện, tâm sự

Xây dựng sự tự tin cho trẻ

Một điều vô cùng quan trọng đó là phụ huynh phải khích lệ tinh thần, xây dựng sự tự tin bên trong trẻ. Với một đứa trẻ tự tin, chúng thường rất ít khi trở thành “đối tượng” của bọn bắt nạt. Chúng luôn ngẩng cao đầu và biết cách để tự bảo vệ bản thân. Nhờ sự tự tin, chúng sẽ luôn tìm đến người có thể giúp chúng và sẵn sàng trừng phạt bọn “côn đồ” ấy.

Sự tự tin rất quan trọng, nếu không có tự tin, đứa trẻ sẽ luôn rụt rè và nghĩ mình yếu thế. Khi bị bắt nạt, chúng sẽ cho rằng do bản thân mình yếu kém, hoặc không có ai tin mình. Chúng nghĩ rằng mình đáng bị đối xử tệ và không một ai đứng về phía chúng.

Là tấm gương cho con noi theo

Phần lớn tính cách đứa trẻ được hình thành từ nền giáo dục gia đình. Nhiều phụ huynh quá bận rộn với công việc và không có thời gian ở bên chăm sóc và chơi đùa cùng trẻ. Dần dần sẽ khiến trẻ cảm thấy cô đơn, hình thành nên tính cách xấu trong chúng. Chúng sẽ muốn bạo loạn và muốn hư hỏng.

Khi cha mẹ là tấm gương mẫu mực để con cái noi theo, sẽ hình thành trong trẻ những nhân cách tốt đẹp. Những đứa trẻ ấy được tiếp xúc nhiều với nhiều thói quen tốt của cha mẹ, chúng dần được học hỏi và tiếp thu. Một bậc cha mẹ tốt sẽ chẳng bao giờ cổ xúy cho con mình những hành động sai trái và bạo lực cả.

Dù có bận thế nào đi nữa, hãy dành thời gian quan tâm, giáo dục cho con. Đừng để xảy ra những vụ bạo lực học đường đáng tiếng. Cuối cùng, nên dạy con biết cách yêu thương, quý trọng người khác. Chứ không phải dạy con trở thành một kẻ côn đồ.

>>> Đọc thêm: Cai nghiện điện thoại sao cho hiệu quả?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *