Khởi nghiệp thất bại đã vội vàng nản chí

Với phong cách dám nghĩ dám làm của giới trẻ thì không khó có thể thấy họ bắt tay vào để khởi nghiệp. Tuy nhiên suy nghĩ còn “non nớt” và sự cạnh tranh của thị trường là một trong những nguyên nhân khiến họ thất bại. Điều đáng buồn là không tự đứng lên từ những vấp ngã mà lại chọn cách bỏ cuộc. Nếu phương án của bạn có thể thành công theo cách khác thì sao?

Thực trạng khởi nghiệp hiện nay

Theo thống kê của Topica Founder Institute, trong giai đoạn từ năm 2011 đến hết năm 2017, hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam ghi nhận được 296 thương vụ đầu tư khác nhau, trong đó, chỉ tính riêng năm 2017, số startup nhận được vốn đầu tư đã lên tới 92 doanh nghiệp với tổng giá trị khoản đầu tư là gần 300 triệu USD. Con số này tăng gần gấp 2 lần so với số thương vụ của năm 2016, và tăng hơn gấp 9 lần so với năm 2011.

Hiện nay, theo báo cáo quý 1 được Nextrans – Quỹ đầu tư mạo hiểm đến từ Hàn Quốc công bố, trong 3 tháng đầu năm 2021 ghi nhận 16 thương vụ đầu tư vào các startup Việt Nam với tổng giá trị các khoản đầu tư đạt khoảng 150 triệu USD, tăng 50% so với mức 100 triệu USD trong quý 1/2020.

Một tín hiệu khả quan cho thấy, thống kê những tháng đầu năm nay số lượng doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký lớn tăng mạnh, cụ thể: số doanh nghiệp có vốn đăng ký từ 10 – 20 tỷ đồng tăng gần 25%; doanh nghiệp có vốn đăng ký 20 – 50 tỷ đồng tăng gần 17%; doanh nghiệp có vốn đăng ký 50 – 100 tỷ đồng hơn 36%; và doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 100 tỷ đồng tăng gần 53%.

Điều đó cho thấy mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên cộng đồng khởi nghiệp vẫn phát triển mạnh mẽ. Ngày càng nhiều doanh nghiệp đi vào hoạt động kinh doanh. 

>>> Đọc thêm: Khởi nghiệp ngày càng được thu hút

Khởi nghiệp thất bại là do đâu?

Thất bại gặp phải khi khởi nghiệp

Tuy nhiên có một điều không thể tránh khỏi là gặp phải thất bại trong quá trình khởi nghiệp. Cùng điểm qua một số nguyên nhân sau đây:

Kinh nghiệm còn “non nớt”

Mới bước chân vào thị trường, các startup chưa có kinh nghiệm dày dặn. Nếu trong quá trình khởi nghiệp gặp phải khó khăn về tài chính. Thì rất khó để có thể giải quyết nhanh chóng. Điều này sẽ làm cho doanh nghiệp bị giảm doanh thu, nghiêm trọng hơn là phá sản. 

Hơn nữa, khi mới khởi nghiệp thì hình ảnh của doanh nghiệp rất quan trọng. Tuy nhiên thì đưa ra các chính sách tiếp thị không phù hợp. Dẫn đến không tiếp cận được lượng khách hàng mong muốn. Hình ảnh công ty bị lu mờ trong mắt người dùng. 

Khởi nghiệp nhưng chưa nắm bắt được tình hình thị trường

Mới khởi nghiệp, bên phía nghiên cứu thị trường chưa được thực chiến. Các vấn đề lên xuống của thị trường không kịp cập nhật. Hơn nữa, khi doanh nghiệp phải lựa chọn hướng đi tối ưu cho quá trình kinh doanh của mình. Phát triển nhanh chóng nắm bắt cơ hội đi lên hay theo đuổi các giá trị bền vững. Nếu chưa nhìn nhận được các vấn đề của thị trường rất dễ đưa ra chính sách sai lệch.

Chưa hiểu rõ tâm lý khách hàng

Để thu hút được khách hàng cho doanh nghiệp mới khởi nghiệp. Cần phải có những mô hình nghiên cứu hành vi người tiêu dùng cụ thể. Chỉ cần một chút sai lệch, đi sai hướng insight của khách hàng. Thì đương nhiên sẽ không tiếp cận được lượng khách hàng mong muốn. Khiến cho startup khó xoay sở với doanh số của doanh nghiệp.

Cạnh tranh gay gắt

Hiện nay, tại Việt Nam sự phát triển của doanh nghiệp ngày càng lớn. Rất nhiều mặt hàng đua nhau cạnh tranh trên thị trường. Cũng không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước. Mà các doanh nghiệp nước ngoài cũng phát triển mạnh mẽ và dày dặn kinh nghiệm. Nếu không có một chiến lược sáng suốt, được sự tin tưởng của người dùng. Doanh nghiệp có “nguy cơ” phá sản rất cao.

Nỗ lực và kiên trì sẽ giúp bạn thành công

Khởi nghiệp cần sự nỗ lực và kiên trì

Thất bại chưa phải là kết thúc như tục ngữ đã có câu “thất bại là mẹ của thành công”. Đừng quá đắm chìm trong nỗi tuyệt vọng khi khởi nghiệp. Đôi khi thất bại chính là bước đệm để startup nhìn nhận lại quá trình. Chuẩn bị một nền tảng vững chắc. Hoàn thiện lại tổ chức và tìm kiếm cơ hội để vực dậy. Kiên trì mới chính là chìa khóa của sự thành công. Hãy lắng nghe những câu chuyện sau để có thêm động lực.

Câu chuyện của Walt Disney

Walt Disney – cha đẻ của hãng phim hoạt hình Disney. Sự cống hiến của ông đối với nghệ thuật sản xuất phim hoạt hình là không thể phủ nhận và được cả thế giới công nhận. 

Từ thuở nhỏ để làm dịu tâm hồn trước những trận bạo hành của cha. Ông đã tìm đến vẽ, màu sắc rực rỡ tô sáng mảnh đời u tối. Cũng từ đó, ông hứng thú với phim hoạt hình và ấp ủ giấc mơ xây dựng công ty của riêng mình. 

Đầu năm 1921, Disney thành lập công ty đầu tiên có tên Laugh-O-Gram Studio. Nhưng ngay sau đó, doanh nghiệp đã phải chật vật để có đủ tiền duy tiền hoạt động. Disney đã cố gắng cứu vãn bằng cách sản xuất phim hoạt hình Alice ở xứ sở thần tiên.

Tuy nhiên thì đến năm 1923, Laugh-O-Gram phá sản và Disney quay trở lại cuộc sống nghèo khổ.

Sau đó, Margaret Winkler, một nhà phân phối phim ở New York. Đã đưa ra đề nghị 1.500 USD cho 6 tập phim Alice xứ sở thần tiên. Disney đã cùng anh trai Roy thành lập Disney Brothers Studio‍, sau này trở thành Walt Disney. 

Năm 1964, thời điểm bộ phim Mary Poppins ra mắt, Walt Disney đã bước đến đỉnh cao sự nghiệp. Một năm sau ngày ông qua đời, 240 triệu người đã xem phim của Disney, hơn 100 triệu người đã xem chương trình truyền hình của Disney mỗi tuần, 80 triệu người đọc sách, mua hàng hóa của Disney.

Sự kiên trì của ông đã để lại nhiều bài học quý giá khiến nhiều người cảm động. 

Câu chuyện về Jack Ma

Nhắc đến câu chuyện khởi nghiệp thất bại không thể không kể đến Jack Ma. Ông đã từng nộp đơn ứng tuyển và bị 30 công ty từ chối. Không dừng lại ở đó, ông tiếp tục đi xin việc ở KFC. Điều đáng buồn là trong 24 người đến ứng tuyển thì chỉ có ông là không được nhận.

Jack Ma lần đầu tiếp xúc Internet vào năm 1995 trong một chuyến đi ngắn tới thành phố Seattle. Khi đó ông bắt đầu mở công ty dịch thuật và sang Mỹ để hỗ trợ khách hàng. Năm 1999 Jack Ma tập hợp được 17 người bạn và thuyết phục họ đầu tư vào Alibaba.

Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ. Hiện nay, Jack Ma đã trở thành tỷ phú giàu nhất Trung Quốc. Và Alibaba cũng trở thành tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc. 

>>> Đọc Thêm: Jack Ma

Đừng bỏ cuộc sau những lần vấp ngã

Hi vọng qua các câu chuyện này, các startup có thể kiên trì để theo đuổi ước mơ của bản thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *