Trầm cảm tuổi học đường


Tuổi học sinh đang là lứa tuổi phát triển về cả tâm lý lẫn sinh lý. Đây là lứa tuổi nhạy cảm, dễ bị chi phối bởi những ảnh hưởng từ xã hội bên ngoài. Tâm lý của trẻ dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh. Thậm chí chính ngay từ trong gia đình tạo ra những suy nghĩ tiêu cực, chán nản, áp lực..hay nghiêm trọng hơn là ý nghĩ tự sát. Bố mẹ không nên lơ là mà hãy chủ động thường xuyên hỏi han, quan tâm ,chia sẻ để tránh những hệ lụy đáng tiếc xảy ra.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời quý phụ huynh tham khảo bài viết dưới đây để đồng hành cùng các bạn nhỏ vượt qua tâm lý tuổi mới lớn nhé!

Trầm cảm tuổi học đường là gì?

Trầm cảm là một hiện tưởng rối loạn tâm lý gây ra tâm trạng buồn rầu, chán nản. Người bệnh trở nên bí bách, tiêu cực,… có xu hướng cách biệt với mọi người xung quanh và thế giới bên ngoài. Trầm cảm không chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi mà còn xuất hiện ở lứa tuổi học sinh, sinh viên. Căn bệnh này kéo dài sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, các rối loạn tâm thần khác khiến người bệnh tìm cách tự tử.

Trầm cảm ở trẻ em không nên chủ quan

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm tuổi học đường

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm ở lứa tuổi học sinh. Sau đây là một số nguyên nhân chính và phổ biến :

   Áp lực học tập

 Bố mẹ thường luôn muốn con mình có thành tích học tập cao, xuất sắc .Vì vậy luôn đặt ra những mục tiêu và bắt buộc con phải đạt được. Việc này khiến trẻ chịu nhiều áp lực, căng thẳng khi học tập. Đặc biệt là đối diện với những lần kiểm tra, kì thi. Và sau khi không đạt được mục tiêu đề ra, trẻ sẽ có xu hướng hoang mang, sợ hãi khi bị bố mẹ chê bai, trách mắng, thậm chí là những trận đòn roi vì không đạt được điểm số như ý muốn. Tình trạng này nếu liên tục tiếp diễn, trẻ sẽ bị rơi vào tình trạng buồn bã, tự ti.

   Áp lực học tập khiến trẻ trầm cảm

Áp lực gia đình

Việc trẻ em trầm cảm cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân gia đình. Cuộc sống gia đình, mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái không hòa hợp, bố mẹ hay lời qua tiếng lại với nhau, bạo lực gia đình thường xuyên diễn ra… khiến trẻ em dễ bị ảnh hưởng tâm lý, gây ra tình trạng buồn rầu, sợ hãi.

Bạo lực học đường

Đây cũng là một vấn đề nhức nhối trong xã hội nói chung và môi trường giáo dục nói riêng. Tỷ lệ trẻ em bị bạo lực học đường ngày càng gia tăng. Việc bị bạn bè bắt nạt, đánh đập, tra tấn về thể xác lẫn tinh thần sẽ khiến trẻ lâm vào tình trạng sợ hãi mỗi khi đến trường, không dám tiếp xúc bạn bè, thầy cô, hay thậm chí dẫn đến tình trạng bi quan về cuộc sống và muốn giải thoát.

    Bạo lực học đường có thể dẫn đến trầm cảm

Yếu tố xã hội bên ngoài

Xã hội bên ngoài chứa đựng rất nhiều những cám dỗ, nguy hiểm, tiêu cực… rất dễ khiến trẻ bị lôi cuốn, bị chi phối cảm xúc. Bởi phần lớn trẻ không có hiểu biết chính xác, đúng đắn về một vấn đề nào đó. Hiện nay, mạng xã hội cũng là mối nguy cơ khiến trẻ dễ bị lệch lạc về tâm lý.

Giải pháp giảm tình trạng trầm cảm ở lứa tuổi học đường

Để giảm thiếu tình trạng mắc bệnh trầm cảm ở tuổi học đường cần có những biện pháp như:

Quan tâm từ gia đình, nhà trường

Bố mẹ nên thường xuyên chia sẻ, tâm sự chuyện học hành, cuộc sống với con trẻ. Đặc biệt không tạo cho trẻ những áp lực về học tập, gia đình…Tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ và biến mình thành “người bạn lớn” đồng hành cùng con . Nhà trường nên tạo những hoạt động vui chơi lành mạnh ngoài giờ học .Điều này sẽ giúp các em học sinh giải tỏa căng thẳng, giảm áp lực học tập…

  Sự quan tâm của bố mẹ là liều thuốc tinh thần

Tránh xa bạo lực, tiêu cực xã hội

Không nên để trẻ chứng kiến những cảnh tượng bạo lực, cãi vã của bố mẹ. Điều này giúp con tránh bị ảnh hưởng tâm lý sau này. Ngoài ra bố mẹ nên dạy con một cách đúng đắn, chừng mực. Không nên đánh đập, trách mắng quá nhiều vì có thể không những không có hiệu quả mà còn khiến trẻ bị chấn động tâm lý. Ngoài ra, không nên để trẻ tiếp xúc quá nhiều với mạng xã hội .Việc này khiến trẻ rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ và bị thao túng tâm lý

Điều trị tâm lý khi có biểu hiện của bệnh trầm cảm

Nếu tình trạng trầm cảm gia tăng làm ảnh hưởng đến quá trình học tập, phát triển của trẻ thì bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ điều trị tâm lý và dùng thuốc kịp thời.

 Điều trị tâm lý cho trẻ kịp thời

Trầm cảm tuổi học đường là vấn đề nghiêm trọng và không nên chủ quan. Bởi trẻ em luôn là đối tượng cần được quan tâm, chăm sóc đặc biệt. Việc xem thường những vấn đề tâm lý ở trẻ sẽ gây ra những hậu quả vô cùng đáng tiếc. Vì vậy hãy quan tâm và sẻ chia cùng các bạn nhỏ nhiều hơn bố mẹ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *