“Vũ khí mạnh nhất” cho chiến binh chinh phục thành công

Ngày nay, chúng ta dễ dàng tìm thấy những cuốn sách với tựa đề vô cùng thu hút như chìa khóa dẫn tới thành công. Dường như ai cũng khao khát trở thành người nắm giữ cánh cửa đó vì họ tin rằng “thành công” đồng nghĩa với việc có thể hưởng thụ một cuộc sống như ý.

Nếu nói như vậy chẳng phải thành công rất tuyệt sao? Nhưng định nghĩa của thành công là gì? Và tôi phải làm thế nào để thành công?

Hôm nay mình sẽ bật mí cho các bạn “vũ khí mạnh nhất” để thành công nhé!

Bạn làm chủ cuộc đời mình hay ngược lại?

Chúng ta thường nhắc đến hai từ “số phận” để nói về những việc xảy ra trong cuộc đời mình. Bạn không thể thay đổi những điều vô thường nhưng lựa chọn cho tương lai chẳng phải vẫn trong tay bạn hay sao. Việc nằm dài trên ghế sofa hay làm nốt bài tập hôm nay là quyết định của bạn mà.

Chỉ khi mặc cho sự tối tăm của cuộc đời ghì chặt bạn xuống thì khi ấy, bạn mất quyền làm chủ. Bạn được ngã, được đi chậm hay thậm chí dừng lại để “thở”. Nhưng tuyệt đối, đừng biến cuộc đời trở thành một màu xám tro không lối thoát với việc chấp nhận sự buông thả của bản thân.

Người giỏi sẽ làm chủ cuộc đời mình tốt hơn?

Có thể nhưng không hoàn toàn đúng. Lấy ví dụ về hai trường mình đã từng gặp:

  • Một người vô cùng tài giỏi cuối cùng sống một đời không đúng với thực lực bản thân.
  • Một người từng tự ti vì không có năng khiếu cuối cùng lại trở nên xuất chúng trong lĩnh vực đó.

Năng khiếu chỉ chiếm 1% cho sự thành công của bạn. Người được cho là giỏi sẵn sẽ dễ dàng hơn trong giai đoạn bắt đầu nhưng điều đó không có nghĩa họ chắc chắn thành công. Điều đó đồng nghĩa chưa chắc họ sẽ làm chủ cuộc đời mình một cách tốt nhất, sống đúng với năng lực nhất.

>>> Tham khảo thêm: “Nhà giả kim” – chuyện cổ tích cho những người trưởng thành

Mình phải làm gì để thành công?

Bạn đã bao giờ nghe Trung Quốc nổi tiếng là nơi của những lò luyện vận động viên chưa? Những em bé từ 3 tuổi được gửi vào đó với hy vọng sẽ trở thành nhân tố mới trong lĩnh vực thi đấu của nền thể thao nước nhà.

Bạn đã xác định cho mình những việc cần nỗ lực hằng ngày chưa?

Đúng vậy, lý do những nơi ấy được gọi là lò luyện vì tính kỷ luật cực kỳ cao thậm chí có đôi phần tàn nhẫn. Bạn chịu được sự khắc nghiệt bao nhiêu, cơ hội thành công càng đến gần bấy nhiêu. Đó là điều hoàn toàn dĩ nhiên.

Chính vì vậy, tinh thần thép tính kỷ luật cao sẽ rèn dũa bạn thành một chiến binh chinh phục thành công mạnh hơn bất kì ai. 

Cuốn sách “Kỷ luật tự giác” – Trao bạn vũ khí trước khi chinh phục thành công

Đúng vậy, thành công là cả quá trình trau dồi và rèn dũa. Nói cách khác đây là con đường dài và kết quả có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Hôm nay bạn dẫn đầu nhưng ngày mai có thể đã bị bỏ lại. Chúng ta không so sánh bản thân với người khác vì đối thủ mạnh nhất bạn cần chiến thắng không ai ngoài  “Bạn”.

Cuốn sách vũ  khí  mạnh nhất về“Kỷ luật tự giác”

Đôi nét về tác giả Tiểu Dã

Chị là người Trung Quốc với công việc chính là nhà thiết kế và nhà văn tự do. Tác giả thừa nhận đã từng có lối sống bê tha nhưng cuối cùng lựa chọn thay đổi để giành lại quyền làm chủ cuộc đời mình. Đó là một điểm cộng đối với mình vì những lời tác giả sẽ truyền đạt trong sách được chính trị trải nghiệm và đúc kết. 

Khám phá cuốn sách “Kỷ luật tự giác” – Vũ khí mạnh nhất cho sư thành công

Với độ dày lý tưởng tầm 200 trang cùng bìa sách màu xanh tràn đầy hy vọng, cuốn sách self-help này cực kỳ phù hợp với mọi người, đặc biệt là những bạn trẻ. Hơn nữa câu trích ở bìa sau của sách đã thức tỉnh mình phần nào tính thực tế của cuộc sống:

“Kỷ luật tự giác là trao cho mình quyền đặt ra quy tắc trò chơi, còn lười biếng là trao quyền đặt quy tắc cho người khác. Bạn không khắt khe với minh, sẽ có người khác khắt khe với bạn.”

4 mục lớn kèm theo những tiêu đề nhỏ như một lối đi rành mạch mà tác giả đã vẽ ra cho người đọc.

Phần 1: Tự giác bao nhiêu, tự do bấy nhiêu

  • Theo bạn, thế nào là tự do?
  • Thoải mái ăn đồ vặt, xem tivi mọi lúc và làm việc ngẫu hứng
  • Đúng vậy, những thứ đó đều cho ta cảm giác thỏa mãn nhất thời nhưng sẽ dần bào mòn bạn.

Đích đến của việc “tự giác” là một cuộc đời tự do mà chính bạn là người quyết định mọi thứ. Cuộc sống vận hành không theo một quy luật nào, điều duy nhất bạn có thể làm là thích nghi và nỗ lực trong mọi hoàn cảnh.

Ta vẫn thường nghe một câu nói rất quen thuộc từ số đông phụ huynh 

  • “Học rồi ra làm nhà nước, giáo viên cho ổn định đi con”. 
  • Nhưng ổn định có phải là điều tốt?

Ổn định thường được quy chụp với một cuộc sống an nhàn. Nhưng điều đó sẽ đúng nếu như bạn hài lòng với nó. Tuy nhiên, số người hạnh phúc với cuộc sống ổn định từ ban đầu là rất ít. Việc nhìn thấy những người cùng độ tuổi đang dần phát triển. Vô tình sẽ có sự so sánh giữa bạn và người khác. Điều đó có thể khiến cho lòng ganh ghét nảy sinh, tủi thân, căm phẫn từ bạn dành cho chính mình. 

Nhận định về Tiểu Dã

Tác giả đưa ra những bức tranh rực rỡ để minh chứng về sự thành công mà tính tự giác mang lại. Đừng lấy lý do yêu bản thân để biện hộ cho việc nuông chiều, thoả mãn với cách sống tự do cẩu thả. Bạn thấy giấc mơ khi ngủ nhưng không tài nào chạm đến nếu bạn không tự mình thực hiện. 

Tuy nhiên, chị Tiểu Dã ưu tiên trước hết bạn phải hiểu mình muốn gì trước khi bắt đầu chinh phục nó. Mình từng nghe những người bạn chia sẻ họ học ngành này ngành kia vì được khuyên như vậy. Tâm ý từ “những lời khuyên” là điều không thể phủ nhận nhưng suy cho cùng thành công hay thất bại chỉ mình bạn gánh chịu.

Hiểu mình là ai? Biết mình cần gì thì mới có thể vững bước trên con đường bạn đi. Hãy cứ mơ và dốc hết sức mình vì ước mơ của bạn.

“Càng kỷ luật, cuộc đời bạn càng trở nên dễ dàng”

Phần 2: Khó khăn trong quá trình rèn luyện kỷ luật tự giác

Phía sau hào quang luôn là sự nỗ lực thầm lặng. Đã từng là một người ở độ tuổi như tụi mình nên chị Tiểu Dã hiểu được cái tham vọng “muốn và muốn” của tuổi trẻ tràn trề thế nào. Có ước mơ, có mục đích là điều đáng trân trọng nhưng đôi lúc hãy tự hỏi:

  • Mình có cần nhiều đến thế không?

Vật chất, hư vinh sẽ chẳng bao giờ đủ với những ai không biết điểm dừng. Đừng vì người khác nói với bạn định nghĩa thành công của họ. Mà cho rằng bản thân phải giống vậy để được công nhận.

Kỷ luật chính mình với những ham muốn tiêu cực lẫn tích cực. Nó sẽ giúp bạn tránh khỏi sự kiệt sức khi cứ mải chạy đua mà chẳng dám nghỉ ngơi. Việc ôm đồm quá nhiều, chôn vùi bản thân trong sự mệt mỏi. Nó sẽ chỉ tổn hại đến bạn và giấc mơ thì ngày càng xa vời. 

Sẽ có vô vàn cạm bẫy lay động ý chí của bạn, từ chuyện tình cảm hay lúc đối diện với khó khăn. Mong bạn vũng giữ vững niềm tin, rèn dũa chính mình. Đó có lẽ là vũ khí mạnh nhất để đi đến sự thành công.

Phần 3: Những việc cần làm để có cuộc sống tự do

Đến với phần này, tác giả đã đưa ra những gợi ý cũng như nhấn mạnh từng thói quen mỗi ngày sẽ tạo nên bạn của ngày mai.

  • Trân trọng từng giây, từng phút vì thời gian không bao giờ phản bội bạn. Mọi điều bạn cống hiến ắt sẽ nhận được thành quả xứng đáng.
  • Đối với công việc hãy khắt khe với mình hoặc người khác sẽ khắt khe với bạn.
  • Lập kế hoạch cho cuộc đời mình, càng cụ thể càng tốt.
  • Tránh xa những cám dỗ hư ảo để tâm hồn được tự do.
  • Dũng cảm cho mọi quyết định, ước mơ của mình.
  • Thế giới chính là chiếc gương phải chiếu lại thái độ sống của bạn.

Lời văn nhẹ nhàng, gãy gọn giúp mình dễ tiếp thu và ghi nhớ những điều cần làm ngay nếu muốn một tương lai rạng rỡ.

Phần 4: Điều cần duy trì cho một cuộc sống ngày một tốt lên

Như chúng ta đã biết, bất kì một việc gì muốn đạt được kết quả cũng cần bỏ công sức, tâm trí vào. Tuy nhiên hãy phân biệt rạch ròi chuyện nào quan trọng hơn. Ví dụ một nhân viên thay vì nỗ lực làm việc. Thì cô lại giành 3 tiếng mỗi ngày trong ca làm để trang điểm. Sau đó bị quản lý cho thôi việc.

  • Vậy cô ấy đang nỗ lực để trở nên xinh đẹp thì có gì là sai?

Cô ấy sai vì không xác định được sức lực, tâm trí nên ưu tiên đặt vào đâu. Một người xinh đẹp vô cùng thu hút. Nhưng một người thú vị sẽ giữ chúng ta ở lại. Khí chất xuất phát từ kiến thức và tư tưởng. Hãy tô điểm cho tâm hồn cũng xinh đẹp như vẻ ngoài của bạn. 

Cuối cùng, chị Tiểu Dã kết thúc tác phẩm qua hàng loạt câu nói đồng cảm với người trẻ. Kỷ luật là một chặng đường vô cùng khó đi, trái ngọt cũng chẳng dễ tìm. Thế nhưng, chỉ cần cố thêm một chút chịu đựng. Một chút thì chẳng bao lâu bạn sẽ nhận được thành quả vô cùng to lớn.

Cảm nhận của mình về cuốn sách

Cuốn sách đã thể hiện trọn vẹn ước muốn của tác giả. Nó như là một vũ khí mạnh nhất để đi đến thành công.

Tiểu Dã thể hiện vẹn ước của mình

Từ ngôn ngữ diễn đạt đến cách trình bày đều được chị Tiểu Dã chú trọng. Những câu chốt sẽ được tô đậm và sau mỗi mục nhỏ đều có một bảng tóm tắt với kiểu chữ viết tay. 

Nội dung không những xoay quanh về việc đưa ra những luận điểm chứng minh lợi ích của tính tự giác. Các hành động cụ thể mà còn chứa đựng cả tâm tình của nhà văn. Chị muốn chúng ta nỗ lực cho mọi ước mơ, rèn luyện bản thân, sống một đời ý nghĩa. Có một câu tuy không liên quan mấy về “kỷ luật tự giác” nhưng mình lại vô cùng thích: 

Câu nói thích nhất trong cuốn sách “kỷ luật tự giác”

Chúng ta khao khát những điều tốt đẹp hơn nhưng xin đừng quên những điều cũ kỹ thuở ban đầu. Những gì ở quá khứ dù tốt đẹp hay xấu xí. Cũng góp phần tạo nên bạn của hiện tại. Tất cả đều đáng được trân trọng.

Nhắn nhủ đến đọc giả: “Kỷ luật tự giác” – Vũ khí mạnh nhất cho thành công

Bạn sẽ chẳng bao giờ muộn để bắt đầu một điều gì mới cả. Cuộc đời ngắn ngủi là thế. Mình mong bạn sống trọn vẹn, sử dụng quỹ thời gian mình có sao cho thật ý nghĩa. 

Mình tin chắc sẽ không ít lần chúng ta bị sự mệt mỏi, khắc nghiệt vùi dập. Nhưng không sao cả, bởi vì bạn là một chiến binh. Và vũ khí mạnh nhất là tính kỷ luật bên trong bạn. 

Chúng mình cùng cố gắng nhé!

KIM NƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *