Yếu tố quyết định đến sự thành công của con người ngoài IQ – chỉ số thông minh. Thì ta không thể không nhắc đến EQ – trí tuệ cảm xúc.
Vậy trí tuệ cảm xúc là gì? Hãy cùng theo chân bài viết dưới đây để đi sâu tìm hiểu tận “gốc rễ” của EQ nhé!
EQ- trí tuệ cảm xúc là gì?
Contents
- EQ – trí tuệ cảm xúc là gì?
- Phân biệt IQ – chỉ số thông minh và EQ – trí tuệ cảm xúc
- EQ – trí tuệ cảm xúc quan trọng như thế nào?
- EQ – trí tuệ cảm xúc giúp nâng cao chất lượng công việc và cuộc sống
- Trí tuệ cảm xúc giúp ta nhận thức về bản thân
- Người có trí tuệ cảm xúc luôn lạc quan và vui vẻ
- Trí tuệ cảm xúc – duy trì, mở rộng mối quan hệ và nâng cao cơ hội
- Trí tuệ cảm xúc nâng cao khả năng lãnh đạo
- Trí tuệ cảm xúc giúp giải quyết xung đột
- Trí tuệ cảm xúc giúp cho bản thân thêm được quý mến
- Cách rèn luyện trí tuệ cảm xúc
EQ – trí tuệ cảm xúc là gì?
Trí tuệ cảm xúc (EQ – emotional intelligence) có thể được hiểu là trị số cảm xúc trong mỗi con người. Đó là khả năng con người nhận thức, kiểm soát, điều khiển được cảm xúc của bản thân trong mọi trường hợp.
Ngoài ra, nó còn được hiểu là những trạng thái cảm xúc của con người như vui, buồn, yêu, ghét, tức giận,…
Theo một nhà tâm lý học, ta có thể nhận thấy trí tuệ cảm xúc qua 5 yếu tố: Tự nhận thức, biết kiềm chế bản thân, đồng cảm, tự tạo động lực và những kỹ năng xã hội.
Phân biệt IQ – chỉ số thông minh và EQ – trí tuệ cảm xúc
Chỉ số thông minh – IQ (Intelligence Quotient) chính là thước đo khả năng phản xạ, xử lý mọi vấn đề của con người.
Chỉ số thông minh của con người dao động trong khoảng 85 – 115.
Theo nghiên cứu cho rằng, con người có thể học tập, rèn luyện để nâng cao chỉ số thông minh. Tuy nhiên, EQ – trí tuệ cảm xúc thì khác, nó được cho là khả năng bẩm sinh của con người và khó có thể rèn luyện, thay đổi.
EQ – trí tuệ cảm xúc quan trọng như thế nào?
Nhiều người cho rằng yếu tố quyết định lớn nhất đến sự thành công của con người là IQ – chỉ số thông minh. Nhưng EQ – trí tuệ cảm xúc cũng có một tầm quan trọng to lớn
Tầm quan trọng to lớn của EQ – trí tuệ cảm xúc
EQ – trí tuệ cảm xúc giúp nâng cao chất lượng công việc và cuộc sống
Trí tuệ cảm xúc sẽ giúp bạn nhận thức và điều khiển được cảm xúc của bản thân trong mọi trường hợp. Nó sẽ giúp bạn có cách ứng xử một cách bình tĩnh, khéo léo và phù hợp.
Nhìn chung, trí tuệ cảm xúc góp một phần lớn vào sự thành công của con người. Đặc biệt, khi họ hoạt động ở một số lĩnh vực như nghệ thuật hay nhà văn, nhà giáo…
Trí tuệ cảm xúc giúp ta không vui mừng quá mức khi thành công. Và cũng không đau buồn tột độ khi gặp thất bại. Mà nó sẽ giúp ta ” vui sướng có chừng mực, đau khổ có giới hạn”. Từ đó, giúp công việc đạt được chất lượng cao hơn.
Trí tuệ cảm xúc giúp ta nhận thức về bản thân
Người có trí tuệ cảm xúc luôn nhận thức được cảm xúc của bản thân. Họ biết được mình cần làm gì và nên làm gì để nhận được những kết quả tốt đẹp nhất.
Điều đó, giúp bạn thêm tự tin vào bản thân khi gặp phải những vấn đề trong cuộc sống.
Người có trí tuệ cảm xúc luôn lạc quan và vui vẻ
EQ – trí tuệ cảm xúc có một tầm quan trọng to lớn. Nó giúp bạn kiểm soát và giảm được sự căng thẳng, áp lực trong công việc và cuộc sống. Giảm thiểu được nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm như: huyết áp, đau tim, đột quỵ,…
Cảm xúc giúp ta tránh xa được những tiêu cực, đau buồn, trầm cảm, stress,… Duy trì và giữ lại những cảm xúc lạc quan, yêu đời và đầy khỏe mạnh. Nó góp tích cực vào sức khỏe tinh thần của con người.
Trí tuệ cảm xúc – duy trì, mở rộng mối quan hệ và nâng cao cơ hội
Người có trí tuệ cảm xúc tích cực và lành mạnh luôn được mọi người quan tâm và yêu quý. Nhiều người muốn ở bên cạnh, tâm sự, làm bạn, hợp tác với họ bởi nguồn năng lượng tích cực, sự lạc quan mà họ mang đến.
Đây là động lực thúc đẩy những mối quan hệ phát triển và mở rộng sự giao tiếp. Tạo thêm nhiều cơ hội cho công việc và cuộc sống được thuận lợi và tốt đẹp hơn.
Trí tuệ cảm xúc nâng cao khả năng lãnh đạo
Trong một tổ chức, người lãnh đạo giỏi không những đòi hỏi ở IQ – chỉ số thông minh mà cần cả EQ – trí tuệ cảm xúc. Một người lãnh đạo giỏi đòi hỏi họ phải có khả năng nhận thức, thấu cảm, lắng nghe ý kiến của mọi người. Kiềm chế sự tức giận trước mọi vấn đề, trong mọi trường hợp. Trước khi quản lý cấp dưới, đòi hỏi họ phải quản lý được cảm xúc của chính mình.
Đó là lý do khi một người không kiên nhẫn, dễ tức giận, không biết lắng nghe không thể lãnh đạo được người khác. Bởi trí tuệ cảm xúc là yếu tố lớn quyết định đến khả năng lãnh đạo của một con người.
Trí tuệ cảm xúc giúp giải quyết xung đột
Người có EQ – trí tuệ cảm xúc luôn nhận thức và điều khiển được sự nóng giận của bản thân. Khi đứng trước những vấn đề, những xung đột xảy ra, họ luôn có cách đối mặt và giải quyết vô cùng bình tĩnh và khéo léo. Từ đó, xung đột được giải quyết một cách nhanh chóng và vô cùng tốt đẹp.
Trí tuệ cảm xúc giúp cho bản thân thêm được quý mến
Người có trí tuệ cảm xúc tích cực luôn nhận thức và giải quyết các vấn đề một cách vô cùng khéo léo. Họ luôn biết cách kiên nhẫn lắng nghe. Từ đó, tạo ra một sợi dây yêu mến và gắn kết với mọi người, duy trì các mối quan hệ trong cuộc sống.
Cách rèn luyện trí tuệ cảm xúc
EQ giữ một vai trò quan trọng như thế, nhưng bạn đã biết làm thế nào để rèn luyện được trí tuệ cảm xúc cho bản thân chưa!? Nhìn chung, việc rèn luyện trí tuệ cảm xúc không khó, nhưng đòi hỏi ở ta thái độ kiên trì. Hãy cùng điểm qua, một vài cách rèn luyện trí tuệ cảm xúc nhé!
- Chỉ ra cảm xúc của bản thân: con người có đến khoảng 34.000 cảm xúc nên cần xác định bản thân đang rơi vào cảm xúc nào.
- Kiểm soát suy nghĩ của bản thân
- Nâng cao khả năng giao tiếp trong các mối quan hệ
- Tạo và duy trì những thói quen lành mạnh
- Luôn suy nghĩ tích cực, lạc quan
- Biết học cách lắng nghe và thông cảm
Kỹ năng của một người có trí tuệ cảm xúc là gì?
Nhìn chung, EQ – trí tuệ cảm xúc góp một phần rất lớn đến sự thành công của con người. Và nếu bạn đang sở hữu một trí tuệ cảm xúc tốt, tích cực thì bạn đang nắm giữ một “tài sản lớn” đấy! Hãy sử dụng nó thật hiệu quả nhé!
>>> Đọc thêm: tức giận và kiềm chế sự tức giận