Đến khi nào mới hết nhầm lẫn giữa PR và quảng cáo?

Thật khá bất ngờ khi mọi người nói rằng: “PR là quảng cáo”. Tuy nhiên PR là PR còn quảng cáo là quảng cáo. Mặc dù có những điểm chung nhất định nhưng PR và quảng cáo là khác nhau. Bạn có đang bị nhầm lẫn giữa 2 cụm từ này hay không? Nếu có hãy thay đổi suy nghĩ sau chủ đề này ngay nhé!

Hãy cùng tìm hiểu về PR và quảng cáo

PR là gì?

Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về quan hệ công chúng (PR) được sử dụng. Một khái niệm phổ biến được dùng đó là:

PR được hiểu là gì?

PR là một chức năng quản trị để đánh giá thái độ của công chúng, từ đó xác định các chính sách và quy trình cho tổ chức với lợi ích của công chúng và thực hiện một chương trình hành động và truyền thông.”

Một số kết luận về quan hệ công chúng:

  • Xác định và ước lượng thái độ của công chúng
  • Nhận diện được các chính sách và quy trình của một tổ chức với lợi ích của công chúng
  • Phát triển và thực hiện một số chương trình truyền thông. Đảm bảo chúng được thiết kế để tạo ra sự hiểu biết và thừa nhận của công chúng
  • Phân tích được thái độ hành vi của công chúng. Lập kế hoạch đưa ra chính sách cho chương trình vì lợi ích của công chúng.

>>> Đọc thêm: Quan hệ công chúng là gì?

Chức năng và vai trò của PR

Mục tiêu cơ bản của PR nói chung là xây dựng, duy trì và nâng cao một hình ảnh. Và hình ảnh đó tích cực về tổ chức/doanh nghiệp trong các công chúng có liên quan. Thuyết phục đối tượng, tổ chức là một công dân tốt, tổ chức hấp dẫn, họ nên quan hệ giao dịch. 

PR là biện pháp xúc tiến gián tiếp, thông qua việc nâng cao hình ảnh. Hoạt động PR phải có mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống giá trị của tổ chức/doanh nghiệp (cụ thể là qua sản phẩm, dịch vụ, con người…). Còn là một hình thức thông tin nhằm vào nhiều đối tượng thay chỉ vì khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, PR là một bộ phận quan trọng trong truyền thông marketing.

Quảng cáo là gì?

Quảng cáo là những hình thức truyền thông không trực tiếp, phi cá nhân, được thực hiện thông qua các phương tiện truyền tin phải trả tiền và các chủ thể quảng cáo phải chịu chi phí.”

Như thế nào được gọi là quảng cáo

>>> Đọc thêm: Advertising

Mục đích của quảng cáo là để truyền tải thông điệp. Nhằm tạo ra sự thay đổi về nhận thức, cảm xúc hay hành vi của công chúng.

Chức năng và vai trò của quảng cáo

Quảng cáo là một công cụ tiếp thị quan trọng của doanh nghiệp. Nó giúp tạo ra những quan tâm và nhu cầu của sản phẩm đối với khách hàng. Và quảng cáo mang lại những ấn tượng, gây sự chú ý của khách hàng về sản phẩm. 

Quảng cáo tốt sẽ góp phần tạo nên những lợi thế cho doanh nghiệp. Mang lại doanh số tốt, nâng cao khả năng cạnh tranh cho cho sản phẩm.

Mọi người đã nhầm lẫn PR và quảng cáo như thế nào?

Hiện nay mọi người đang có những hiểu lầm nghiêm trọng đối với hai khái niệm này. Khi tự tin nói rằng PR chính là quảng cáo. Các hình thức của PR là hình thức quảng cáo thông thường.

Tuy nhiên thì không phải là như vậy. Mặc dù đều có điểm chung là làm thay đổi thái độ của khách hàng để đạt được mục đích của doanh nghiệp. Nhưng các hình thức của PR và quảng cáo là khác nhau. 

Sự khác biệt giữa PR và quảng cáo

Phân biệt PR và quảng cáo

PR và quảng cáo là những công cụ quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu. Nhưng nhiều người lại nhầm lẫn hai lĩnh vực này là một. Chúng có những khác biệt như thế nào? Hãy cùng nhìn nhận các vấn đề khách quan sau đây:

Khác biệt về mục tiêu

Các hoạt động PR mong muốn tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp. Mong muốn nhận được sự hiểu biết lẫn nhau từ công chúng.

Trong khi đó, các hoạt động quảng cáo thì hướng đến mục đích thương mại về sản phẩm của doanh nghiệp.

Tần suất giữa PR và quảng cáo là khác nhau

Các hoạt động của quảng cáo đều phải chịu các chi phí liên quan. Vì vậy, khoảng cách để thực hiện quảng cáo sẽ kéo dài hơn. Vào lần quảng cáo tiếp theo là khi doanh nghiệp đã chuẩn bị đầy đủ về ngân sách. Hoặc chuẩn bị cho ra mắt sản phẩm mới và thực hiện quảng cáo để tạo sự thu hút. 

Còn PR là một chương trình mang tính liên tục. Việc tiến hành một chương trình PR được lập kế hoạch và duy trì như là một sản phẩm của quản trị tổ chức. Và các nhà quan hệ công chúng cũng cần phải thường xuyên theo dõi nhận thức, quan điểm, thái độ và hành vi bên trong và bên ngoài của tổ chức.

PR và quảng cáo hướng đến đối tượng nào?

Đối tượng của hoạt động PR gồm các khách hàng, các tổ chức phi chính phủ, chính phủ và các nhà lập pháp, cơ quan lập pháp. Ngoài ra, còn hướng đến các nhà đầu tư, nhóm công chúng nội bộ và các cơ quan truyền thông.

Còn đối tượng mà quảng cáo hướng đến thì hẹp hơn. Chủ yếu là khách hàng và đối tác. 

Hơn nữa, điều mà quảng cáo hướng đến thường là một chiều. Còn PR là các mối quan hệ hai chiều.

Hoạt động của PR và quảng cáo

Chúng ta có thể so sánh sự khác nhau giữa PR và quảng cáo thông qua hoạt động của nó.

PR thì thường có những hoạt động như sau:

  • Quan hệ nội bộ: duy trì mối quan hệ lợi ích lẫn nhau giữa quản trị và người lao động.
  • Vận động hành lang – Lobbying: là một bộ phận chức năng đặc biệt của PR nhằm xây dựng và duy trì mối quan hệ với chính phủ mà chủ yếu để gây ảnh hưởng đến vấn đề pháp luật và quy định. 
  • Quan hệ với giới truyền thông: tạo ra những câu chuyện và sự kiện đáng đưa tin nhằm thu hút sự chú ý của phương tiện truyền thông để đạt được mục tiêu là thông báo cho công chúng. 
  • Tuyên truyền: một cách để thực hiện điều đó là với việc VNR (Video news release) – phát hành các video tin tức và gửi cho các phương tiện truyền thông.

Còn các hoạt động chính của quảng cáo là:

  • Quảng cáo trên nền tảng Social Media: Đây là một hình thức quảng cáo phổ biến hiện nay thực hiện thông qua internet.
  • Quảng cáo trên quyền hình: là một hoạt động được các doanh nghiệp có tiềm lực thực hiện. Cùng với đó là lượng người tiếp cận khá cao.
  • Hoạt động quảng cáo ngoài trời: được lựa chọn phổ biến để quảng cáo sản phẩm. Dễ dàng truyền bá đến người tiêu dùng.
  • Sử dụng banner, poster, báo giấy: có thể nói hoạt động quảng cáo này có chi phí thấp và được nhiều doanh nghiệp sử dụng.

PR và quảng cáo có những vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đừng nhầm lẫn PR và quảng cáo là một, hãy tìm hiểu rõ về hai hoạt động này. Hi vọng chủ đề này giúp bạn có cái nhìn đúng hơn về các vấn đề thuộc lĩnh vực Marketing. 

>>> Đọc thêm: PR sản phẩm quá đà dẫn đến thất bại trong truyền thông sản phẩm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *