Những tác hại của việc “nghiện” mạng xã hội

Mạng xã hội chính là một “con dao hai lưỡi” mà khi ta sử dụng không đúng cách sẽ đem đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần. Vậy hãy cùng theo chân bài viết dưới đây để tìm hiểu về những tác hại của việc “nghiện” mạng xã hội nhé!

Mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội phải kể đến bao gồm Facebook, Zalo, Instagram, twitter, Tiktok,… Đây là một nền tảng trực tuyến nhằm giúp mọi người liên lạc,trao đổi thông tin, giao lưu, kết bạn,… không chỉ trong nước mà còn trên khắp thế giới. 

Với nền tảng trực tuyến phổ biến, chỉ cần bạn có Smartphone, Laptop,… được kết nối Internet. Bạn dễ dàng đăng ký tài khoản mạng xã hội.

Những biểu hiện của việc “nghiện” mạng xã hội 

Khác với những người sử dụng mạng xã hội thông thường. Những ai trở thành “con nghiện” mạng xã hội thì hoàn toàn khác. Thời gian họ sử dụng mạng xã hội ngày càng gia tăng và dường như không thể kiểm soát được chúng.

Biểu hiện của việc “nghiện” mạng xã hội

Luôn trong trạng thái khó chịu, dễ cáu gắt khi không sử dụng mạng xã hội. Họ sử dụng mạng xã hội như một “liều thuốc” để không phải đối mặt với những bộn bề, khó khăn trong cuộc sống. Vì thế, họ không thể điều khiển được bản thân để ngừng sử dụng mạng xã hội. Từ đó luôn chăm chú vào chiếc điện thoại dù ở bất cứ đâu hay làm bất cứ việc gì.

Những tác hại khôn lường của việc “nghiện” mạng xã hội

Chắc hẳn, chúng ta luôn nhìn thấy nhưng mặt tích cực, lợi ích trước mắt mà mạng xã hội mang lại. Chẳng hạn như: giúp chúng ta dễ dàng cập nhật thông tin, liên lạc, giao lưu,…

Nhưng ít ai nhận ra rằng phía dưới “tảng băng trôi” ấy chính là những tác lại vô cùng ghê gớm. Những ai đang lạm dụng hay đang mắc phải chứng bệnh “nghiện” nền tảng mạng xã hội phải gánh chịu.

Những tác hại của việc “nghiện” mạng xã hội

“Nghiện” mạng xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần

Khi trở thành một “con nghiện” mạng xã hội bạn sẽ luôn “tận dụng” những khoảng thời gian nghỉ ngơi ít ỏi. Những giờ như giờ nghỉ trưa, giờ giải lao hay cuối ngày, cuối tuần. Chỉ để chăm chú vào mạng xã hội như Tiktok, Facebook, Zalo,…

Lướt mạng xã hội vào những khoảng thời gian này thì bạn đang đánh mất thời gian nghỉ ngơi của mình. Đó là khoảng thời gian cần thiết để bạn hồi phục lại nguồn năng lượng cho bản thân.

Sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng làm ta luôn trong trạng thái thiếu năng lượng, mệt mỏi và căng thẳng.

Tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh

Khi một người có thói quen sử dụng điện thoại thường xuyên ở bất cứ đâu. Ngay cả là ở nhà vệ sinh cũng là một nguyên nhân làm vi khuẩn có nguy cơ xâm nhập vào cơ thể. 

Bên cạnh đó, việc sử dụng điện thoại trong nhà về sinh một nơi thiếu ánh sáng. Chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh nghiêm trọng về mắt.

Một số nghiên cứu cho rằng việc “nghiện” điện thoại hay mạng xã hội để lại hậu quả nghiêm trọng. Làm ta thêm tăng nguy cơ dễ mắc phải các chứng bệnh. Béo phì khi ít vận động, bệnh tim, rối loạn giấc ngủ hay các hội chứng đau khuỷnh tay, cổ tay,…

Nghiện mạng xã hội “bán rẻ” thời gian và cơ hội

Đối với những người “nghiện” mạng xã hội, quỹ thời gian của họ có thể nói đã dành đến 70-80% vào việc nhắn tin, trò chuyện, lướt web,…

Nếu như “thời gian là vàng” thì những ai đang rơi vào tình trạng “nghiện” các trang mạng xã hội đã và đang bán rẻ thời gian của mình. Nếu cùng một quỹ thời gian ấy rất nhiều người họ làm được nhiều thứ như đọc sách, học thêm kiến thức, làm việc. 

Số khác lại học tập, gặp gỡ trò chuyện với mọi người. Những “con nghiện’ mạng xã hội chỉ biết cắm mặt vào điện thoại mà chẳng làm được gì cả.

Không những thế họ còn đang đánh mất đi cơ hội giao lưu, học hỏi, trau dồi và phát triển bản thân hàng ngày.

Những người sống khoa học họ luôn quý trọng thời gian, sống tiến lên phía trước. Những người chỉ biết sống với mạng xã hội lại đang bị bỏ lại phía sau.

>>> Đọc thêm: “Cai nghiện” mạng xã hội như thế nào cho hiệu quả?

Đánh mất dần những mối quan hệ 

Xây dựng, giao tiếp với những mối quan hệ ngoài cuộc sống giúp mọi người thêm thân thiết, gắn bó. Từ đó, tạo điều kiện để giúp đỡ nhau trong học tập, công việc và cuộc sống.

Khi một người cứ dán mắt vào điện thoại, tức họ chỉ xây dựng những mối quan hệ qua mạng. Đồng nghĩa với việc hộ đang dần đánh mất đi những mối quan hệ tốt đẹp với mọi người ngoài xã hội. Khi đó, tình cảm bạn bè, đồng nghiệp, người thân lâu ngày thêm có khoảng cách và xa lạ hơn.

Mất dần nhiệt huyết để hoàn thành mục tiêu

Khi một người sống khoa học, họ luôn sử dụng mạng xã hội trong một khoảng thời gian nhất định. Tập trung hoàn thành những mục tiêu đã đề ra. Còn những người “nghiện” mạng xã hội họ luôn có tần suất và chất lượng làm việc rất thấp. Hay nói một cách khác là họ đang lơ là với mục tiêu của chính mình.

Khoảng thời gian lẽ ra họ phải đang gấp rút hoàn thành công việc thì lại cắm mặt vào điện thoại. Đến hạn nộp, giao công việc, bài tập thì lại gấp rút làm một cách đối phó, qua loa. Từ đó, chất lượng và mục tiêu bị giảm xúc một cách nghiêm trọng.

Ảnh hưởng bởi các luồng thông tin tiêu cực

Mạng xã hội như một ”con dao hai lưỡi”, ngoài cung cấp cho ta những thông tin vô cùng hữu ích. Nó cũng là nơi lan truyền những luồng thông tin tiêu cực, trái chiều nhanh đến chóng mặt.

Khi ta tiếp nhận những luồng thông tin không có chọn lọc một cách thường xuyên. Đấy cũng chính là nguyên nhân làm ta dần rơi vào lối sống tiêu cực

Là nơi dễ bị đánh cắp thông tin

Hiện nay, các chiêu trò lừa đảo vô cùng tinh vi với nhiều hình thức. Các đối tượng lừa đảo lợi dụng vào các đường link, form để người dùng nhấp vào. Dễ dàng bị virus tấn công và xâm nhập đánh cấp thông tin cá nhân để lừa gạt mọi người.

Gia tăng tai nạn giao thông do “nghiện” mạng xã hội

Nghiên cứu cho thấy nhắn tin, lướt web khi tham gia giao thông làm tăng nguy cơ gây tai nạn. Con số lên đến 23 lần và tăng gấp 4 lần nếu nghe điện thoại.

Vì thế, việc sử dụng Smartphone khi tham gia giao thông là vô cùng nguy hiểm.

Một số biện pháp để “cai nghiện” mạng xã hội

Việc sử dụng mạng xã hội đúng cách luôn đem đến cho ta những lợi ích vô cùng to lớn. Tuy nhiên, khi sử dụng quá nhiều sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng. Thế nên, ta cần có những biện pháp để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta.

>>> Đọc thêm: Cai nghiện điện thoại sao cho hiệu quả

 

“Nghiện” mạng xã hội “tích cực” và “tiêu cực”

Lập thời gian biểu

Việc làm cho bản thân bận rộn với học tập và công việc chính là một biện pháp hữu hiệu để giúp ta quên đi hoặc hạn chế sử dụng mạng xã hội.

Hạn chế sử dụng mạng xã hội vào buổi tối 

Việc sử dụng mạng xã hội vào buổi tối sẽ làm ta tăng thêm nguy cơ mắc các chứng bệnh. Chẳng hạn như chứng mất ngủ, thiếu năng lượng và không thể tập trung làm việc vào ngày hôm sau. Vì thế, nên tránh việc sử dụng mạng xã hội vào ban đêm, đặc biệt là sau 9-10h tối.

Đặt chuông báo

Ta nên đặt chuông báo cho việc sử dụng mạng xã hội để phần nào đánh thức và giúp ta điều khiển, quản lý được thời gian. Ngoài ra, nên xóa bỏ những mạng xã hội không cần thiết. Dành thời gian nghỉ ngơi, trò chuyện, vui chơi cùng bạn bè, gia đình và người thân. Tìm ra những điều ý nghĩa và thú vị trong cuộc sống,…

Nhìn chung, mạng xã hội luôn có những mặt tích cực và tiêu cực. Chúng đòi hỏi người dùng phải biết chọn lọc và kiểm soát thời gian sử dụng. Đồng ý rằng, mạng xã hội luôn có những mặt hữu ích nhưng cuộc sống thực tế lại còn thú vị và hữu ích hơn nhiều. 

Thế nên hãy cân bằng giữa mạng xã hội và cuộc sống để không phải trở thành một người “nghiện” mạng xã hội bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *