Trẻ em đâu phải chỉ biết ăn, ngủ, học hành. Trẻ thơ lớn lên theo từng giai đoạn. Mỗi giai đoạn của con đều có người mẹ, người bố đồng hành. Trải qua mỗi giai đoạn đều có những khó khăn riêng. Có những phút giây không thể kìm lòng trước sự nóng giận. Vậy làm sao để cha mẹ nuôi dạy con cho tốt? Chủ đề hôm nay dangmylinh.com sẽ gửi đến bạn: Nuôi dạy con không dùng đòn roi!
Contents
Nguyên nhân dẫn đến việc dùng đòn roi để nuôi dạy con
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc ba mẹ thường dùng đòn roi để nuôi dạy bé. Hãy cùng dangmylinh.com tìm hiểu những nguyên nhân phổ biến dưới này nhé.
Con cái không chịu nghe lời ba mẹ
Không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng đã ngoan, biết vâng lời ba mẹ. Thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển bé sẽ được mài dũa bởi sự dạy dỗ của ba mẹ. Tuy nhiên sẽ có những lần con không ngoan, con không biết nghe lời.
Nếu người lớn kìm chế được cảm xúc nhất thời, khuyên răn nhẹ nhàng khi nuôi dạy con. Hẳn sẽ giúp cho cuộc căng thẳng nhanh chóng được dịu lại.
Trẻ con không hiểu bạn nói
Nếu trong cuộc trò chuyện, con không hiểu bạn đang nói gì. Đừng vội giận và kết luận rằng cho không “lanh lợi”. Mà hãy bình tĩnh nhắc lại 1 vài lần nữa. Đôi khi con đang mải chơi không chú ý đến bạn.
Não bộ của đứa trẻ chưa được hoàn thiện như người lớn. Do vậy sẽ có 1 lúc con không xử lý hết được những lời nói của ba mẹ. Hãy bình tĩnh, nhắc lại từng lần, hãy kiên nhẫn với giai đoạn này của trẻ.
Tình cảm gia đình giúp con cái gần gũi với ba mẹ hơn
Trẻ con không chịu làm những gì bạn dạy
Trẻ nhỏ khá hiếu động, chúng thường sẽ có những khoảng trời riêng, những suy nghĩ riêng. Và có những lúc hành động không giống ai.
Đôi khi bạn muốn con sẽ làm một điều gì đó mà con không muốn. Với bản tính của con khi chưa hiểu rõ chuyện có thể con sẽ không làm theo. Bạn đừng vội giận con và hãy thử đặt mình vào vị trí của con để có cách nuôi dạy con phù hợp.
Lựa 1 dịp nào đó để nhẹ nhàng khuyên bảo rằng ba mẹ làm như vậy chỉ là để muốn tốt cho con. Có thể bây giờ con không hiểu nhưng sau này lớn lên con sẽ nhận ra.
Con của mình thua bạn bè cùng tuổi
Có thể đây là 1 nguyên nhân khách quan nhưng vô tình lại tạo nên cảm xúc, áp đặt lên đứa con. Có thể ba mẹ ra ngoài thấy các bạn nhỏ bằng tuổi con mình thông minh, nhanh nhẹn. Nhưng về nhà lại thấy con mình không được như vậy. Làm ba mẹ ai cũng muốn con mình là nhất.
Tuy nhiên các bậc phụ huynh đừng vội kết luận. Có thể con bạn chưa phát triển toàn diện. Nhưng bằng sự yêu thương của ba mẹ con cái có thể thông minh hơn mỗi ngày.
>>> Xem bài viết: Công nghệ hiện đại, nguyên nhân phá vỡ mối quan hệ
Hậu quả của việc nuôi dạy con bằng đòn roi
Nuôi con bằng đòn roi sẽ có thể mang đến một số hệ lụy không mong muốn. Chẳng hạn như:
- Gây đau đớn thể xác, tổn thương lâu dài về mặt tinh thần con trẻ.
- Trẻ nhỏ có thể bị tự kỷ nếu ba mẹ thường dùng đòn roi để dạy dỗ.
- Trẻ chậm phát triển và kém thông minh hơn các bạn cùng trang lứa.
- Trẻ sẽ có xu hướng xa lánh, sống tự kỉ.
- Con trẻ sẽ ít chia sẻ buồn vui với ba mẹ và người thân.
- Xảy ra tình trạng chia rẽ tình cảm giữa ba mẹ và con cái
- Hình thành nên tính cách thích bạo lực ở trẻ. Từ đó khiến trẻ chỉ thích dùng bạo lực để giải quyết mọi vấn đề.
Hãy hãy gắng dạy con không dùng đòn roi
Cách bậc phụ huynh nuôi dạy trẻ không sử dụng đòn roi
Nuôi dạy trẻ là cả 1 quá trình lâu dài, mỗi gia đình sẽ có một cách khác nhau. Nhưng ba mẹ nhớ hay trau dồi thêm các kiến thức về kỹ năng nuôi con thời hiện đại. Để giúp bé có thể phát triển 1 cách toàn diện hơn. Không bị hệ lụy về những trận đòn roi do chúng ta gây ra khi không làm chủ được bản thân.
Kiềm chế cảm xúc của bản thân
Bậc cha mẹ đừng vội nóng giận mà hãy quan sát con kỹ hơn. Lắng nghe suy nghĩ của con và phân tích con từng ý nhỏ để con có thể nghe theo.
Kiên nhẫn theo dõi cảm xúc của con. Phân tích và dẫn dắt để con có động lực nghe theo.
Lắng nghe và thể hiện sự đồng cảm
Hãy đặt mình vào bản thân của bé để biết được con trẻ đang muốn gì. Dành thêm thời gian nói chuyện, tìm hiểu cảm xúc của con. Tạo cho con có cơ hội chia sẻ cảm xúc của mình nhiều hơn. Đồng thời hướng cho con hình thành 1 tính cách tốt.
Luôn đề ra “khen thưởng” và “hình phạt” rõ ràng
Hãy đặt ra quy tắc để con hiểu nên và không nên làm những gì. Nếu con làm đúng, hãy khuyến khích bằng cách thưởng cho con 1 món quà nhỏ. Nếu con làm sai, hãy có những hình phạt phù hợp.
>>> Mời bạn đọc thêm: Sống hết mình đừng chỉ để tồn tại sự lựa chọn cho tương lai.
Dùng từ “nên” và “không nên khi nuôi dạy con”
Khi bạn yêu cầu trẻ không được làm một việc gì đó sẽ khiến trẻ sợ. Thay vì vậy hãy dùng 1 câu nói nhẹ nhàng hơn. Ví dụ như “ con không nên xả đồ ăn xuống nền nhà như vậy” Lâu dần sẽ hình thành cho trẻ thói quen nề nếp trong sinh hoạt. Từ đó giúp bé tiếp thu câu nói 1 cách nhẹ nhàng hơn.
Dạy con không đòn roi không phải là việc đơn giản. Nó không thể đạt được ngay trong ngày 1 ngày 2 mà là cả 1 quá trình. Hãy dành tình yêu thương cho con trẻ nhiều hơn. Kết hợp với việc nuôi dạy con 1 cách khoa học, để con có thể phát triển 1 cách toàn diện nhất. Mong bạn sẽ thành công trên con đường dạy con của mình.