Khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất đưa Lịch sử trở thành môn học tự chọn, rất nhiều ý kiến trái chiều, tranh cãi đã nổ ra. Đúng là việc chỉ để lại một số môn học bắt buộc và cho phép học sinh chọn một số môn là điều tốt. Đây cũng là xu hướng chung của một số nền giáo dục tiên tiến hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, việc biến môn này thành môn học tự chọn có lẽ sẽ rất nguy hiểm. Gây hậu quả khôn lường cho nhiều thế hệ người dân đất Việt.
Tầm quan trọng của lịch sử đối với một cộng đồng dân tộc
Contents
Lịch sử là sợi dây nối liền quá khứ với hiện tại
George Santayana – Triết gia người Tây Ban Nha để lại câu nói: “Kẻ nào không nhớ quá khứ chắc chắn sẽ tái phạm lỗi lầm.”
Hay chính Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy dân tộc ta:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Giá trị của lịch sử được hình thành và khẳng định trong quá trình đoàn kết, đấu tranh bền bỉ của dân tộc. Nó là nguồn gốc của nền văn hóa. Là cội nguồn của mỗi người. Là truyền thống quý báu mà ông cha ta đúc kết. Con cháu sau này có nghĩa vụ kế thừa và phát huy qua từng thế hệ.
Giá trị lịch sử chính là niềm tự hào của dân tộc khi đấu tranh chiến thắng giặc ngoại xâm để giành lại nước nhà, giành lại hòa bình cho dân tộc.
Vì thế, lịch sử chính là sợi dây nối liền tiếng vọng ngàn xưa với hơi thở của thời đại. Là sự kết nối liền mạch giữa quá khứ với hiện tại. Nếu không được giảng dạy, truyền bá về lịch sử dân tộc, các thế hệ tiếp theo sẽ chẳng phân biệt rõ được đâu là anh hùng dân tộc. Đâu là kẻ gian bán nước. Đâu định hình được nơi nào đục, nơi nào trong.
Những thế hệ non trẻ ấy sẽ chẳng biết gì để có cái gọi là tự hào dân tộc, yêu nước thương nòi. Chúng như những chiếc thuyền đi trong đêm tối, không biết nơi đâu là bến là bờ.
Nét đẹp hào hùng của lịch sử Việt Nam
Dân tộc Việt Nam ta đã có 4000 năm dựng nước và giữ nước, trải qua biết bao cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bao cuộc chiến vùng lên để thoát khỏi ách nô lệ, giành lại độc lập, tự do.
Như vị cụ Hồ vĩ đại từng nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”
Trải qua bao nhiêu cuộc kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp. Biết bao vị anh hùng đã hi sinh, ngã xuống để đánh đổi nền hòa bình độc lập cho dân tộc. Những chiến công hào hùng ấy là lịch sử, phải được truyền bá như huyết mạch nối liền không đứt, như dòng nước chảy mãi không ngừng.
Có thể để Lịch sử trở thành môn học tự chọn không?
Không thể để lịch sử trở thành môn học tự chọn. Nếu như vậy chẳng khác gì dân ta tự tay đâm vào cơ thể Tổ quốc những nhát dao chí mạng.
Thực trạng môn Lịch sử tại trường lớp ở Việt Nam
Ở trường lớp, lịch sử thường là môn học khá khô khan và nhàm chán. Vừa không thú vị lại vừa phải nhồi nhét kiến thức. Việc học những trang sử dày kín mặt chữ. Hay phải ghi nhớ chính xác cả trăm nghìn mốc thời gian lịch sử. Quả thật là nỗi ám ảnh của bao thế hệ học sinh.
Cũng chính vì được sống trong một nền hòa bình không mưa bom lửa đạn. Mà các bạn trẻ đã không biết trân trọng, ghi nhận mồ hôi, xương máu của ông cha ta ngày trước. Những người đổ biết bao máu tươi để xây dựng non sông, tổ quốc.
Bên cạnh đó, hầu hết học sinh đều có tư tưởng lịch sử chỉ là môn học thuộc. Chỉ xem nó là môn phụ không bắt buộc. Nên đã học một cách khá hời hợt.
Việc không hiểu biết kỹ càng về lịch sử nước nhà. Đã khiến các bạn có những hành động góp phần tiếp tay truyền bá cho phát ngôn xuyên tạc. Hay chống phá của thành phần bán nước được thực hiện dễ dàng.
Từ đó, dần hình thành các tư tưởng lệch lạc, tiêu cực về lịch sử. Xa hơn là về Đảng. Về xã hội chủ nghĩa và tệ hơn là tác động đến vị Bác Hồ vĩ đại của chúng ta.
Cần thay đổi cách dạy môn lịch sử thay vì đưa nó trở thành môn học tự chọn
Việc đưa lịch sử trở thành môn học tự chọn là điều không hợp lý, đồng nghĩa với “xóa sổ” môn này. Lịch sử rất khó học, khó nhớ, đặc biệt là sự kiện lịch sử. Vì vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo nên đưa ra những phương án đổi cách dạy. Đổi mới sao cho học sinh dễ dàng tiếp thu và hứng thú.
Kiến thức lịch sử là nền tảng, là gốc rễ, là cội nguồn của lòng yêu nước, là niềm tự hào dân tộc.
Hiểu biết về lịch sử chính là hiểu biết về những thành tựu mà ông cha ta đạt được trong quá khứ. Những đổi mới về cuộc sống sau những cuộc đấu tranh chống giặc xâm lược. Hiểu về lịch sử để quý trọng cha ông, những người đã đánh đổi chính máu xương của mình để giành lại nền độc lập cho dân tộc, thống nhất đất nước.
Thế hệ trẻ của Việt Nam nói riêng và trên mỗi quốc gia nói chung cần phải biết nguồn gốc dân tộc mình và lịch sử hình thành đất nước. Không thể để lịch sử trở thành môn học tự chọn. Chỉ có vậy mới không bị những kẻ gian bên ngoài – những kẻ phản bội chỉ biết lợi dụng bóp méo xuyên tạc. Và đưa đất nước vào con đường loạn lạc như Ukraina hiện tại.
>>> Đọc thêm: Thi lại đại học – Vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm