Vấn nạn bạo lực gia đình của xã hội hiện nay


Bạo lực trong gia đình luôn là chủ đề gây nhức nhối suốt thời gian qua. “Vấn nạn bạo lực gia đình của xã hội hiện nay” Luôn là điều để lại rất nhiều tranh luận vì những hậu quả nghiêm trọng của nó đã gây ra cho nạn nhân, nhất là đối với phụ nữ, trẻ em. Hiện nay ở Việt Nam, trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã dành rất nhiều sự quan tâm cho việc phòng và chống bạo lực.

Thực trạng vấn đề bạo lực gia đình của Việt Nam

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên trong gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Theo số liệu, Từ tháng 9 năm 2021 của tổng cục thống kê đã đưa ra báo cáo quốc gia về vấn nạn bạo hành gia đình tại thời điểm này đã có gần 63% phụ nữ đã từng kết hôn. Tuy nhiên, đã có tới 50% phụ nữ bị bạo lực nhưng chưa từng kể với ai, và có tới 90,4% chưa từng tìm kiếm đến sự hỗ trợ nào từ các cơ quan chức năng hay đơn vị nào.

Đặc biệt hơn, là tỷ lệ bạo hành gia đình đã gia tăng đáng kể trong thời kỳ đại dịch, tỷ lệ bạo hành tăng 140% so với cùng kỳ năm 2020; Trong đó, tỷ lệ tăng 168% so với cùng kỳ năm 2019 – thời điểm chưa có dịch.

Những con số trên đây đã đặt ra cho chúng ta không ít câu hỏi. Mà chúng ta phải suy ngẫm về các giải pháp, cách thức…. Với mục đích nhằm giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình hiện nay. Trên cơ sở, làm sao để chúng ta bảo vệ quyền con người của mỗi công dân một cách hiệu quả nhất trong thời gian tới.

Các hành vi về bạo lực gia đình tại Việt Nam

Bạo lực gia đình thường thấy nhất là giữa người chồng đối với người vợ có thể thấy là dạng bạo lực phổ biến nhất. Hành vi người chồng gây ra chủ yếu và lớn nhất là bạo lực về:

Bạo lực về thể xác là hành vi

  • Hành hạ, đánh đập, ngược đãi nạn nhân.
  • Hành vi cố ý xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của nạn nhân.
  • Các hành vi khác : đấm, đá, tát, xô ngã…, Bắt người khác ăn, đói, ốm đau không được chữa trị…. cũng là biểu hiện của hành vi này.
Hành vi bạo lực gia đình là sai trái
Các hành vi bạo lực trong gia đình là sai trái

Bạo lực về tinh thần là hành vi

  • Lăng mạ và có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm
  • Xua đuổi, cô lập hoặc thường xuyên gây tâm lý dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
  • Ngăn cản người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa : ông, bà, cha, mẹ , con, cháu, anh chị em, vợ chồng…

 Bạo lực về tình dục là hành vi

  • Cưỡng ép người khác quan hệ tình dục.
  • Cưỡng ép kết hôn hoặc tảo hôn.

Bạo lực về kinh tế là hành vi

  • Chiếm đoạt, làm hỏng, cố ý hủy hoại tài sản riêng của người khác trong gia đình. Hủy hoại tài sản chung của thành viên trong gia đình.
  • Bắt ép các thành viên lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ.
  • Kiểm soát thu nhập của các thành viên trong gia đình
  • Buộc thành viên trong gia đình rời khỏi chỗ ở.

>>>Đọc thêm: Bạo lực gia đình – Còn đó những nỗi đau

Các giải pháp giảm thiểu bạo lực gia đình hiện nay

Bạo lực gia đình không chỉ dừng lại ở những lời lẽ chửi bới.  Hay những cách ứng xử thô bạo mà điều này còn trực tiếp gây ra những tổn thương về thể chất và tính tinh thần của nan nhân. Nguy hiểm hơn, nó còn ảnh hưởng đến tính mạng của người khác. Chí vì thế cần có rất nhiều giải pháp để giảm thiểu bạo lực xuống tối thiểu nhất: 

Tuyên truyền thay đổi nhận thức về tư tưởng

Tuyên truyền đến phường, hộ gia đình về nam giới từ bỏ tư tưởng phong kiến “trọng nam khinh nữ”. Không cho phép đàn ông được bạo hành với phụ nữ.

Thay đổi sự nhìn nhận của nữ giới để họ đấu tranh trước bạo hành gia đình. 

Thay đổi tư tưởng phụ nữ phải cam chịu. Từ bỏ tư tưởng: “xấu chàng hổ ai” “vạch áo cho người xem lưng”…

Thay đổi tư tưởng về văn hóa

Quan điểm gia đình là “ bình đẳng giới”

Từ bỏ quan điểm chấp nhận bị bạo hành để giải quyết xung đột. Chúng ta không nên thỏa hiệp với bạo hành.

Làm chủ kinh tế san sẻ gánh nặng cho nhau

Nữ giới không nên phụ thuộc kinh tế hoàn toàn nam giới. Nếu bạn muốn bình đẳng giới hãy san sẻ gánh nặng kinh tế cùng chồng. và cùng chồng xây dựng và có trách nhiệm với tổ ấm chung.

Cùng nhau xây dưng tổ ấm chung hạnh phúc
Cùng nhau xây dưng tổ ấm chung hạnh phúc

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực trong gia đình. Yếu tố quan trọng nhất chính là yếu tố nhận thức của mỗi thành viên. Do đó, mỗi người cần phát huy trách nhiệm, vai trò của cá nhân, gia đình, cơ quan và cộng đồng trong phòng, chống bạo lực gia đình. Trên thực tế công tác phòng, chống bạo lực gia đình vốn đang còn gặp rất nhiều khó khăn khi triển khai. Vấn đề này rất cần sự quan tâm, của toàn xã hội để giảm vấn nạn của xã hội hiện nay.

>>>Xem thêm: Người trẻ ngày nay cần làm gì để nâng tầm giá trị của bản thân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *